vùng nào đó có thể khiến cho người dân phải bỏ xứ ra đi đến những nơi khác đồng thời cũng mang theo
các ký sinh trùng và tác nhân gây bệnh cho người dân và nơi cư trú mới. Điều khôi hài là việc quá lo
nghĩ về chế độ ăn hiện đại có chứa nhiều thành phần không tự nhiên đã trở nên rất thịnh hành, khiến
người dân tại các quốc gia giàu có nhất giờ đây lại có ý tưởng ngược đời là quay lại với chế độ ăn của
con người cổ đại hoặc thậm chí chế độ ăn của những loài linh trưởng hoang dã. Trên thực tế, nguồn thức
ăn của những con người tiền sử vốn không hề dư dả, lại đơn điệu, tồi tàn và bẩn thỉu.
NGÀNH BỆNH HỌC CỔ SINH:
PHƯƠNG PHÁP VÀ VẤN ĐỀ
Do bằng chứng trực tiếp về bệnh tật của con người cổ đại còn rất hạn chế, cho nên ta phải tìm một loạt
các phương pháp gián tiếp để có được một cái nhìn sơ lược về thế giới tiền sử. Lấy ví dụ, những nghiên
cứu về sinh vật họ hàng gần gũi nhất của chúng ta, loài khỉ nhân hình và khỉ, đã cho thấy là sống theo
kiểu tự nhiên không hẳn là sẽ không mắc bệnh. Các loài linh trưởng hoang dã bị rất nhiều bệnh, như
viêm khớp, sốt rét, thoát vị bẹn, bệnh ký sinh trùng và răng đâm vào nhau. Tổ tiên chúng ta, những “con
khỉ nhân hình trụi lông” đầu tiên, được cho là đã nếm mùi các bệnh tật tương tự như những bệnh tật xảy
ra ở các loài linh trưởng hiện nay trong quãng đời quả là “bẩn thỉu, thô lậu và ngắn ngủi”. Tuy vậy, con
người tiền sử dần dần học được cách thích ứng với các môi trường khắc nghiệt, vốn chẳng hề giống với
cảnh Vườn Địa Đàng trong thần thoại. Mãi về sau, qua sự tiến hóa văn hóa, con người mới thay biến đổi
môi trường của mình theo những cách chưa hề có tiền lệ, ngay cả khi họ phải phụ thuộc vào môi trường
đó. Khi thuần hóa các động vật, vận dụng thành thục các kỹ thuật canh tác, và xây dựng nên những nơi
định cư đông đúc, con người cũng tạo ra những dạng bệnh tật mới.
Các nhà bệnh học cổ sinh phải sử dụng đến các bằng chứng sơ cấp và thứ cấp để rút ra các dẫn liệu về
các dạng bệnh tật thời tiền sử. Bằng chứng sơ cấp bao gồm cơ thể, xương, răng, tro và các phần còn lại
của cơ thể đã khô hoặc cháy thành than tại những nơi chôn xác người vô tình hoặc có chủ ý. Các nguồn
bằng chứng thứ cấp bao gồm nghệ thuật, đồ tạo tác, đồ tùy táng của những con người thời chưa có chữ
viết, và các tài liệu cổ mô tả hoặc gợi ý sự hiện diện các tình trạng bệnh học. Các tài liệu có được qua
những nghiên cứu như trên còn rất sơ sài, và do đa số chỉ là những phần cứng của cơ thể - như xương và
răng - rõ ràng là đã cho ta một hình ảnh méo mó của quá khứ.
Thật vậy, do rất ít có khả năng đạt tới một chẩn đoán chính xác khi nghiên cứu các di vật xa xưa cho nên
một số học giả nhấn mạnh rằng không nên gán tên của các bệnh hiện nay cho các phát hiện của thời xa
xưa. Những chuyên gia khác lại cứ đưa những bệnh tật thời đồ đá cũ vào cách phân loại hệ thống hóa
hiện tại như các dị tật bẩm sinh, tổn thương, nhiễm trùng, các bệnh thoái hóa, ung thư, bệnh do thiếu
chất, và thậm chí những bệnh chưa rõ nguyên nhân là nhóm khá rộng.
Tuy nhiên, khi kết hợp các kỹ thuật cổ điển với hiện đại, các nhà khoa học có thể qua những bằng chứng
manh mún này mà gặt hái được những kiến thức mới về cuộc đời của con người thời cổ đại. Có thể gọi
một ngành học nghiên cứu các di vật con người qua phương pháp khảo cổ là ngành khảo cổ học sinh
học, là một lĩnh vực kết hợp giữa ngành khảo cổ học và nhân chủng học cơ thể (physical anthropology).
Các phong tục tang lễ, cách thức táng, các điều kiện môi trường chẳng hạn như nóng, ẩm, thành phần của
đất, đều ảnh hưởng đến tình trạng lưu giữ hài cốt con người. Đặc biệt là việc thiêu xác có thể làm cho hài