LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 6

nhất của Johanson là một bộ xương còn nguyên vẹn một cách bất thường của giống australopithecine
khai (Australopithecus afarensis), thường được gọi là Lucy. Các hài cốt giống hominid mới được phát
hiện vào đầu thế kỷ 21 đã thúc đẩy nhiều cuộc tranh luận sâu hơn về các tổ tiên hominid thời cổ đại cũng
như tổ tiên của loài tinh tinh (chimpanzee).

Ngành nhân loại học cổ sinh là một lĩnh vực trong đó các phát hiện mới chắc chắn sẽ dẫn tới việc rà

soát lại những phát hiện trước đó cùng với nhiều tranh luận kịch liệt về nguồn gốc và phân loại của mấy
mẫu răng và xương nhỏ xíu. Những phát hiện mới hơn chắc chắn sẽ bổ sung nhiều kiến thức về lịch sử
tiến hóa con người và cũng làm nổ ra nhiều tranh cãi giữa các nhà nhân loại học cổ sinh. Các nhà khoa
học cũng thừa nhận rằng các bệnh thuộc bệnh học cổ sinh giả cũng có thể làm cho người ta hiểu nhầm và
diễn giải sai bởi vì tuy chúng rất giống với những thương tổn do bệnh, nhưng thực ra đó chỉ là những quá
trình sau khi chết. Lấy ví dụ, do các thành phần muối cơ bản trong xương đều dễ hòa tan trong nước, cho
nên các loại đất dễ làm mất đi chất calcium sẽ khiến cho xương bị thay đổi giống như tổn thương do
loãng xương. Mặc dù lắm điểm còn mơ hồ trong các hài cốt cổ xưa, nhưng các phương pháp bệnh học cổ
sinh có thể phát hiện ra dấu hiệu của bệnh và chấn thương trên những hài cốt này.

Các kiến thức từ nhiều ngành học khác nhau, như khảo cổ, địa lý học lịch sử, hình thái học, giải phẫu
học so sánh, phân loại học, di truyền học và sinh học phân tử đều giúp cho chúng ta hiểu nhiều hơn về sự
tiến hóa của con người. Những thay đổi trong DNA, kho lưu trữ các tài liệu về phả hệ con người, đã
được sử dụng để xây dựng lại cây phả hệ, gia đình và các kiểu di dân thời xa xưa. Một số gene có thể
làm rõ sự khác biệt quan trọng giữa con người và các loài linh trưởng khác, chẳng hạn như khả năng diễn
đạt ngôn ngữ thành lời.

Về mặt giải phẫu học mà nói thì con người chỉ mới xuất hiện khoảng 130.000 năm trước đây, nhưng con
người hiện đại đúng nghĩa, có được các hoạt động phức tạp, chẳng hạn như chế tạo ra các công cụ phức
tạp, các tác phẩm nghệ thuật, giao thương đường dài, dường như chỉ mới có trong các tài liệu khảo cổ
chừng 50.000 năm nay mà thôi. Tuy vậy, mối liên hệ giữa con người và các dòng hominid đã tuyệt giống
vẫn còn là vấn đề tranh cãi.

Thời đồ đá cũ, thời điểm mà những bước quan trọng nhất trong sự tiến hóa văn hóa xuất hiện, lại trùng
hợp với kỷ địa chất Pleistocene (Kỷ băng hà lớn), vốn đã chấm dứt khoảng 10.000 năm trước đây với sự
thoái lui cuối cùng của các băng hà. Những con người cổ đại là người săn bắt -hái lượm, tức là các động
vật ăn tạp có cơ hội học cách làm ra công cụ, xây dựng chỗ trú ẩn, mang vác và chia sẻ thức ăn và xây
dựng các cấu trúc xã hội mang tính độc đáo con người. Mặc dù trong thời đồ đá cũ con người mới chỉ
sản xuất được các công cụ thô sơ bằng xương và đá ghè, và chưa có các vật dụng bằng gốm và kim loại,
nhưng con người vào thời kỳ này cũng đã tạo ra được các bức vẽ ngoạn mục trong hang Lascaux (Pháp)
và Altamira (Tây Ban Nha). Cũng có khả năng là họ cũng có các phát minh hữu ích nhưng lại dễ bị phân
hủy sinh học, cho nên không còn lưu được dấu vết gì trên các hóa thạch. Thật vậy, trong thập niên 1960,
các nhà khoa học có khuynh hướng bảo vệ nữ quyền đã cật vấn những giả định hiện nay về tầm quan
trọng của sự săn bắt có phải đúng là cách thức kiếm thức ăn của con người săn bắt-hái lượm. Có lẽ các
hạt, quả, rau quả hoang dại và các thú nhỏ do phụ nữ hái lượm đã góp phần đáng kể trong chế độ ăn của
người thời đồ đá cũ. Hơn thế nữa, do phụ nữ thường phải chăm sóc con nhỏ, cho nên có thể họ sáng tạo
ra những cây gậy có thể dùng để đào lỗ, các thứ túi để mang và cất giữ thức ăn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.