LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 100

Dù rằng ông bác bỏ quan niệm của người Hy Lạp cho rằng cần phải có người thầy thuốc hướng dẫn một
chế độ điều trị đúng trong cuộc sống, nhưng Celsus cho rằng đối với mỗi người, điều cơ bản là phải hiểu
được sự liên hệ giữa bệnh tật với các giai đoạn của cuộc đời. Hơn thế nữa, khi giải thích mối liên hệ này,
ông ta cũng đưa ra nhiều lời tư vấn như bất cứ “sư phụ” hiện đại nào khác về “phong cách sống”. Những
bệnh cấp tính, tức là những bệnh “giết người nhanh nhưng cũng chấm dứt nhanh” là mối đe dọa lớn nhất
đối với con nít. Người già thường bị đe dọa nhiều nhất bởi những bệnh mạn tính. Giới trung niên là an
toàn nhất, nhưng bệnh tật có thể giáng xuống bất cứ tuổi nào, bất cứ mùa nào. Không thể bổ sung gì
nhiều vào kết luận của Celsus khi ông cho rằng đơn thuốc tốt nhất để được một cuộc sống khỏe mạnh là
một cuộc sống đa dạng và cân bằng, nghỉ ngơi và vận động đúng mức, tìm lời chỉ bảo y học để tránh xa
những ám ảnh bê tha.

Theo Celsus, thì phẫu thuật là lĩnh vực đem lại nhiều điều hài lòng nhất cho thầy thuốc, bởi vì nó đem

lại các kết quả chắc chắn hơn là cách điều trị bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống. Các thầy thuốc đều biết
rằng có bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần đến thuốc, có người dù với thuốc tốt nhất cũng không chữa
được bệnh. Ngược lại, bệnh mà chữa được bằng phẫu thuật rõ ràng là do sự khéo léo chứ không phải do
những lực lượng siêu nhiên hoặc sự may mắn. Một phẫu thuật viên phải dốc lòng muốn chữa bệnh cho
người bệnh và phải mạnh mẽ thực hiện công việc của mình dù bệnh nhân có kêu la đau đớn. Sau phẫu
thuật, người thầy thuốc phải cảnh giác đến biến chứng chảy máu và nhiễm trùng khi có 4 dấu hiệu chính
về viêm nhiễm như - sưng, đỏ, nóng, đau. Thầy thuốc phẫu thuật người La Mã sử dụng thành thạo các kỹ
thuật và dụng cụ mà các thầy thuốc Hippocrates tiền bối chưa hề biết như cách buộc dây thắt khi mạch
máu bị rách và những thứ muỗng và nong để rút các mũi tên có ngạnh ra khỏi vết thương. Họ cũng có
thể thực hiện thủ thuật đoạn chi và giải phẫu tạo hình cũng như các phẫu thuật gắp sỏi bàng quang, bướu
giáp, thoát vị, đục thủy tinh thể và các vết rắn cắn. Bộ sách De medicina cũng đưa ra một bảng khảo sát
có giá trị về các cách điều trị nội và ngoại khoa tại Rome vào thế kỷ thứ nhất. Tuy nhiên, trong suốt thời
Trung cổ, Celsus và tất cả các tác giả y học của thời cổ đại, trừ Hippocrates đều bị lu mờ trước các công
trình của Galen vĩ đại xứ Pergamum (130-200 hoặc 210).

BÀN VỀ GALEN VÀ HỌC THUYẾT CỦA GALEN

Không có một khuôn mặt nào trong lịch sử y học đã ảnh hưởng đến các quan niệm về giải phẫu học, sinh
lý học và triết học nhiều như Galen, người thầy thuốc được gọi là Giáo hoàng của Y học thời Trung cổ
và là bậc thầy của các nhà giải phẫu học và sinh lý học thời Phục hưng. Galen đã để lại những công trình
đồ sộ đề cập đến mọi chủ đề chính về y học, khoa học, triết học và tôn giáo của thời đại của mình.
Những người hâm mộ cùng thời, kể cả Hoàng đế Marcus Aurelius, người bảo trợ, đã gọi ông là “Người
đứng đầu trong hàng ngũ thầy thuốc và triết gia”. Những người chống đối thì thích những tước vị như
“đầu lừa” và gọi ông là một “kẻ to mồm” rỗng tuếch, kiêu căng. Khi tổng kết các công trình và tư tưởng
của ông, các học giả cho rằng, với vai trò thầy thuốc, Galen về cơ bản theo Hippocrates, nhưng với vai
trò triết gia, thì nhìn chung ông theo Aristotle.

Galen sinh ra tại Pergamum, một thành phố vùng Tiểu Á được coi là có vai trò văn hóa tương đương với
Alexandria. Khi nói về mình, Galen cho rằng ông cố noi gương về tính cách tuyệt vời của cha mình,
Aelius Nikon, là một kiến trúc sư giàu có, tính tình hiếu khách và rộng rãi. Mặc dù ông cố gắng tránh xa
không lặp lại tính tình của bà mẹ, một phụ nữ khó tính, suốt ngày quát tháo cha ông, hay gây gổ, và cắn
đầy tớ, nhưng những cố gắng này không thành công hoàn toàn. Ông đã thành thạo toán học và triết học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.