LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 118

thứ cây cỏ, súc vật, đất hoặc nước chảy. Hầu như mọi thứ thuốc khi pha chế đều có đọc kèm lời cầu
nguyện, câu chú cùng với những con số ma thuật như số 9 của dân ngoại đạo và số 3 của người theo đạo
Cơ Đốc. Mặc dù kết án bùa là đồ ma thuật, những dạng đồ vật hộ mệnh được biến cải theo đạo Cơ Đốc
khá phổ biến này vốn đã được đề cập trong các văn bản và rõ ràng là đã được sử dụng rộng rãi.

Các đơn thuốc trong sách điều trị dân gian gợi ý đến những bệnh thông thường mà người thời Trung cổ
phải chịu đựng như viêm khớp, bệnh về mắt, bỏng, thai ngoài ý muốn, bất lực và hiếm muộn. Có một
loạt các phương thức điều trị chứng tỏ thời đó chấy rận phổ biến khắp nơi. Các rối loạn do điều trị chẳng
hạn như các biến chứng trích huyết không phải là không có. Khi hồi cứu, cũng không có gì ngạc nhiên
khi gặp các trường hợp nhiễm trùng hoặc uốn ván trên các bệnh nhân được trích huyết rồi sau đó được
băng lại bằng gạc có nhúng nước tiểu của ngựa (horses tord).

Các bài thuốc và bùa chú để điều hòa kinh nguyệt, ngừa sẩy thai, bảo đảm sinh con trai và làm giảm cơn
đau đẻ đều được đề cập khá dài dòng.

Những ai hoài nghi có thể lập luận rằng các bài thuốc trong những sách thuốc dân gian có tác dụng là
nhờ sự gợi ý, nhưng con đỉa được cho là có các công dụng tốt trong các bài thuốc thảo dược. Các loại
cây cỏ làm thuốc gồm có đậu lupin, cây kỳ nham (henbane), cà độc dược và cây khoai ma (mandrake).
Cây ông lao (birthwort) được dùng để chữa các ung thư ngoài da, nước cốt cây sen cạn (nasturtium) để
chữa bệnh hói đầu, cây thạch tùng (?) (wolf’s comb) được sử dụng để chữa bệnh gan, và thổ hoàng liên
(swallowwort) nằm trong thang thuốc chữa bệnh trĩ nếu khi thu hái cây thuốc đã đọc hết 9 bài kinh lạy
cha. Người bệnh được dặn kỹ là phải theo sát các chỉ dẫn, nếu không sẽ gặp kết quả tai hại. Lấy ví dụ, sẽ
đẻ con trai nếu cả hai vợ chồng đều uống một thứ bùa lấy từ tử cung con thỏ, nhưng nếu chỉ có vợ uống
không thôi, thì sẽ đẻ ra một đứa trẻ bán nam bán nữ.

Các học giả và nhà dược sau khi xem xét lại nền y học thời Trung cổ có kết luận rằng một số thủ thuật và
bài thuốc mang tính thực tế và hiệu quả. Lấy ví dụ, cây đậu lupine, là một trong các loại thảo dược được
thường xuyên kê đơn trong các sách thuốc dân gian, được khuyên dùng cho bệnh phổi, co giật, điên,
dùng làm thuốc kháng nọc độc, và cho những bệnh do ma quỷ, hoặc “người cõi âm” gây ra. Các nhà
nghiên cứu ngày nay cho biết rằng, một số chứng co giật kinh niên có liên quan đến việc thiếu chất
mangan trong cơ thể, cho nên hạt của loại đậu này (vốn chứa nhiều mangan) có thể có tác dụng trong
điều trị chứng động kinh. Cây kỳ nham, cà độc dược, cây khoai ma và những thứ cây cỏ khác thuộc chi
Datura được biết là có chứa các alkaloid mạnh như scopolamine và hyoscyamine. Tùy thuộc vào việc
bào chế và liều lượng, chất chiết xuất của những loài cây trên, vì vậy, sẽ cho các tác dụng mạnh trên hệ
thần kinh khi được dùng làm thuốc, làm thuốc độc, và chất gây ảo giác.

Căn cứ vào tầm quan trọng của các vật nuôi đối với nền kinh tế thời Trung cổ, không có gì lạ khi nhiều
đơn thuốc vừa sử dụng cho thú và cho người, nhưng về mặt tôn giáo thú y thời Trung cổ lại là một vấn
đề khác. Dù có bất cứ tác dụng tâm lý có lợi của nước thánh và cầu nguyện xảy ra trên con người, thật
khó mà tưởng tượng rằng các nghi lễ tôn giáo lại gây được ảnh hưởng lên cừu, lợn, và ong. Việc sử dụng
các nghi lễ ma thuật và ngoại đạo nhằm bảo vệ gia súc đều bị kết án cũng như khi áp dụng cho con
người, với kết quả cũng như thế. Một số “cách chữa trị” còn hành hạ con vật nhiều hơn là chính bệnh tật.
Lấy ví dụ, một nghi thức điều trị dành cho ngựa đòi hỏi phải dùng đến một con dao mà một nửa phải làm
từ sừng của một con bò mộng để rạch thành hình chữ thập lên trán và các chi của con vật này. Sau khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.