LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 131

ước tính các đại dịch dịch hạch trong thập niên 1890 đã giết đi trên 12 triệu người, nhưng những người
khác tin rằng chỉ riêng tại Ấn Độ đã có trên 10 triệu người chết vì dịch hạch trong những năm cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20. Năm 1894, Alexandre Yersin (1863-1943) đã phân lập vi khuẩn dịch hạch từ hạch
của các xác chết trong một vụ dịch tại Hongkong. Sử dụng mẫu nghiệm mà Yersin gởi cho Viện Pasteur
tại Paris, Émil Roux (1853-1933) chế ra huyết thanh kháng dịch hạch đầu tiên. Yersin đặt tên vi khuẩn
gây bệnh là Pasteurella pestis, để làm vinh danh thầy dạy mình là Louis Pasteur. Shibasaburo Kitasato
(1852-1931), được biết nhiều qua các nghiên cứu về bệnh uốn ván và bạch hầu, đã độc lập phát hiện ra vi
khuẩn dịch hạch khi nghiên cứu vụ dịch dịch hạch tại Hongkong cho chính phủ Nhật Bản.

Năm 1971, vi khuẩn dịch hạch được đặt lại tên là Y. pestis, để ghi công Alexandre Yersin. Đến nay, có ba
chủng Y. pestis trong tự nhiên được biết đến. Cả ba chủng này gây ra các nhiễm trùng với các mức độ
độc hại khác nhau cho người và hầu hết các loài có vú. Vi khuẩn có thể sống được nhiều tháng với vi khí
hậu phù hợp trong hang ổ của loài gặm nhấm. Vi khuẩn có thể sống trong các xác chết thối rữa vài ngày,
nhưng lại có thể tồn tại nhiều năm trong các xác chết đông lạnh. Vì thế, các vụ dịch địa phương dài hay
ngắn là tùy thuộc vào hiện trạng của các loài gặm nhấm và các phương tiện xử lý thi thể những người
chết vì dịch hạch. Trong các thập niên 1980 và 1990, tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận trên 18.000 ca
dịch hạch tại 24 quốc gia; hơn một nữa số này là châu Phi. Tại Mỹ, dịch hạch đã được báo cáo tại 13
bang. Vào cuối thập niên 1990, các nhà dịch tễ học cảnh báo rằng số ca dịch hạch thực sự đang tăng trên
thế giới và bệnh này nên được xếp vào nhóm bệnh mới xuất hiện trở lại (re-emergeing disease). Cho tới
cuối thập niên 1990, vi khuẩn dịch hạch nói chung còn đáp ứng với kháng sinh. Được điều trị với kháng
sinh, tỷ lệ tử vong bệnh dịch hạch khoảng 15%, so với không điều trị thì con số này ước tính từ 50 đến
90%. Tệ hơn nữa, một chủng vi khuẩn dịch hạch mới phát hiện gần đây do viện Pasteur tại Madagascar
lại kháng với streptomycin, chloramphenicol, tetracycline, và sulfonamides. Nếu những gene gây kháng
kháng sinh được phân bố rộng rãi trong những chủng khác của vi khuẩn này, thì dịch hạch thể hạch có
thể xuất hiện trở lại như một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng.

Mặc dù Y. pestis có thể xâm nhập dễ dàng niêm mạc, nhưng lại không thể xâm nhập qua da khỏe mạnh,
không bị tổn thương. Vì thế, vi khuẩn thường cần phải nhờ đến bọ chét để qua ký chủ mới. Trong thập
niên 1890, các nhà khoa học báo cáo đã tìm thấy vi khuẩn dịch hạch trong dạ dày của bọ chét bắt được
trên chuột bị nhiễm, nhưng “học thuyết bọ chét” bị nhiều người nghi ngờ đến nỗi Ủy ban Dịch hạch của
Anh tại Bombay tiến hành một số thí nghiệm để chứng minh rằng bọ chét không truyền dịch hạch. Họ
“chứng minh” rằng giả thuyết này bởi vì họ giả định rằng “một con bọ chét chỉ là một con bọ chét”.
Những tiến bộ trong ngành “bọ chét học” phát hiện rằng “không phải con bọ chét nào sinh ra đều bình
đẳng”.

Trong số 2.000 loài bọ chét khác nhau, bọ chét Xenophylla cheopsis của loài chuột đen xứng đáng đứng
đầu danh sách là vectơ lây truyền bệnh dịch hạch hiệu quả nhất, nhưng ít nhất cũng có 8 loài bọ chét có
thể lây truyền vi khuẩn sang người. Tùy theo loài ký chủ, nhiệt độ, ẩm độ, bọ chét có thể sống từ vài
ngày đến một năm. Thực ra thì con bọ chét bị nhiễm vi khuẩn lại trở thành nạn nhân khi vi khuẩn dịch
hạch sinh sôi nảy nở nhanh đến mức dạ dày của nó bị đám vi khuẩn làm tắc nghẽn. Khi con bọ chét bị
đói khát này đốt một nạn nhân mới, thì máu của nạn nhân bị hút vào sẽ tiếp xúc với cục tắc nghẽn và hòa
tan vi khuẩn. Một phần của lượng máu hút vào có chứa hàng ngàn con vi khuẩn sẽ được ói và chui vào
vết đốt, cuối cùng dẫn tới sự tăng sinh của vi khuẩn dịch hạch trong các hạch bạch huyết gần kề chỗ bị
đốt. Bọ chét thường tương đối trung thành với loài ký chủ ban đầu. Rủi thay, X. cheopsis lại tìm thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.