LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 133

Người bệnh là đối tượng gây sự sợ hãi, nhưng Procopius ghi nhận rằng bệnh này không hẳn là lây, bởi vì
các điều dưỡng, người đào huyệt và thậm chí các thầy thuốc thăm khám thi thể người chết và mổ rạch
hạch của các thi thể lại không mắc bệnh. Thầy thuốc không thể đoán trước ca nào sẽ là nhẹ, ca nào sẽ trở
nặng, nhưng họ tin rằng những ca sống sót khi hạch sưng to, và mưng mủ. Thánh Gregory vùng Tours
(538594), là một giám mục có uy tín và là sử gia có ghi nhận là đối với bệnh dịch hạch, chi tiết về y học
thì mù mờ, nhưng để lại một dấu ấn rất sâu sắc của một nỗi tuyệt vọng nói chung. Hoảng sợ và hoảng
loạn, người ta không biết cách đối phó nào khác hơn là cầu nguyện và chạy trốn. Theo Gregory, một số
lớn người gieo mình xuống ghềnh đá để “chẳng thà chết ngay còn hơn bị tra tấn dày vò”.

Chúng ta hiểu không đầy đủ về những đợt dịch đầu tiên, nhưng lại đầy rẫy các suy đoán. Một số người
cho rằng sự chết chóc và hỗn loạn do dịch hạch gây ra đã dẫn tới sự suy tàn của đế quốc Byzantium. Sự
chuyển dịch quyền lực tại châu Âu từ nam sang bắc, từ vùng Địa Trung Hải đến Bắc Hải, có thể là hậu
quả khi dịch hạch không xâm nhập được vào nước Anh, vùng bắc xứ Gaul, và Germania. Không thể đưa
ra con số người chết là bao nhiêu. Suy sụp vì kinh hoàng và hoảng sợ, các nhân chứng nhờ đến những
hình tượng tượng trưng hoặc phóng đại khi nói đến tầm vóc quá lớn của tai họa này. Nhiều tài liệu nói về
dịch bệnh thời Trung cổ cho rằng số tử vong quá cao đến nỗi không còn đủ người sống để chôn người
chết.

Các tài liệu còn lưu giữ nói chung đều không nói gì về tình hình bệnh dịch hạch giữa thế kỷ thứ 9 và sự
quay trở lại đầy tai ương vào thế kỷ thứ 14. Dĩ nhiên, không có ghi chú gì về bệnh dịch thể hạch cũng
không chứng minh được là bệnh này đã không xuất hiện vào giai đoạn trên. Đối với các nhà chép biên
niên sử thời Trung cổ, nguyên nhân của mọi “tai ương và nghịch cảnh” lớn là động đất, lũ lụt, đói kém,
và các dịch bệnh đều nằm ngoài sự hiểu biết hoặc tầm tay của con người, cho nên bình thường chỉ có
những việc gì trầm trọng nhất mới đáng ghi chép lại mà thôi.

Trong suốt thế kỷ 12 và 13, châu Âu đã đạt được mức độ thịnh vượng chưa hề có được kể từ khi La Mã
sụp đổ. Tăng trưởng dân số bắt đầu tăng mạnh vào thế kỷ 11 và đến thế kỷ 14 thì đạt đến mức cao nhất.
Châu Âu chủ yếu vẫn còn là xã hội nông nghiệp, nhưng sự phát triển các đô thị đã phản ánh sự trỗi dậy
về kinh tế và nhân khẩu. Tuy nhiên, ngay cả trước khi dịch hạch bùng nổ, thì các điều kiện cũng đã quá
tồi tệ. Các đợt đói kém xảy ra sau những vụ mùa thất bát vào các năm 1257 và 1258. Đến khoảng năm
1300, châu Âu không còn đất để canh tác hoặc nâng cao đáng kể sản lượng của đất đang canh tác. Thời
tiết giá rét và ẩm ướt đã gây thiệt hại nặng nề cho các vụ mùa từ năm 1315 đến 1317. Giá cả thực phẩm
tăng vọt và thiếu ăn tràn lan.

Các trận đói kém, cùng với bệnh tật ở người và súc vật, đã xảy ra nhiều lần trong thời gian từ 1315 đến
1322. Các nhà quan sát hiện nay nói rằng giới tăng lữ và quý tộc nhịn ăn và cầu nguyện cho dịch bệnh
làm giảm bớt dân số thuộc tầng lớp thấp để cho người khác có thể sống thoải mái hơn. Nếu điều này là
đúng, thì trận đại dịch là một bằng chứng đáng sợ về sức mạnh của cầu nguyện. Trận đại dịch được gọi là
Cái Chết Đen, hoặc Đại dịch bệnh đã qua mặt tất cả các dịch bệnh trước đó với tính cách là một phương
cách giải quyết nạn nhân mãn, đã mang lại nhiều tàn phá, lầm than và sợ hãi hơn bất cứ nhân vật chính
nào trên sân khấu lịch sử trước thế kỷ 20.

Chính xác ra chưa rõ thì trận dịch Cái Chết Đen đã bắt đầu ở đâu và khi nào, nhưng nhiều đợt bộc phát
dịch hạch rõ ràng là đã phát xuất từ các trung tâm đô thị ở vùng Trung Cận Đông. Từ các ổ bệnh này,
dịch hạch lan truyền qua tàu bè và những thương lộ lữ hành. Có quá nhiều điều không chắc chắn là dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.