hạch đã chọn con đường lan truyền nào và mức độ nhanh chóng khi lây lan; tuy nhiên, người ta cũng đã
vẽ sơ được hải trình của các tàu bè đi đến những cảng lớn vùng Địa Trung Hải và dọc theo các thương lộ
trên đất liền. Các con tàu của những thành bang thuộc Ý có lẽ đã mang bệnh dịch hạch tới Tây Âu vào
năm 1347 thông qua các cảng ở vùng Crimea trên Hắc Hải. Trong vòng hai năm, Đại Dịch đã lan tràn
khắp châu Âu, thậm chí còn đến cả Greenland. Một số học giả còn lý luận rằng tốc độ lây lan của Cái
Chết Đen cho thấy trận đại dịch không phải là dịch hạch thể hạch vốn thường lây lan chậm, nhưng lại là
một dạng của bệnh than, bệnh sốt chấy rận, lao hoặc sốt xuất huyết do virus. Những người khác không
đưa ra được tác nhân gây chính trận dịch này, nhưng khăng khăng rằng trận đại dịch không phải do Y.
pestis gây ra.
Những người sống sót qua những năm dịch hạch tiên đoán rằng những ai chưa trải qua trận dịch lớn sẽ
chẳng bao giờ có thể hiểu được tầm vóc của tai họa. Thật vậy, những tài liệu phân tích vô tư của các sử
gia thử thừa nhận hay bác bỏ một số giả thuyết về các mối liên hệ nhân quả giữa dịch hạch và các biến
cố xảy ra sau đó đã cho thấy có sự tương phản cực kỳ đối với các bằng chứng tai nghe mắt thấy về trận
đại dịch. Một số sử gia xem Cái Chết Đen như là một biến cố chấm hết thời Trung cổ và tiêu hủy các cấu
trúc chính trị, kinh tế và xã hội của thời kỳ này. Những sử gia khác cảnh báo về những mối liên hệ dây
chuyền đầy rối rắm giữa nguyên nhân và hậu quả. Ngay cả tình hình tử vong do dịch hạch gây ra vẫn là
một vấn đề tranh cãi. Tại một số khu vực, tỷ lệ tử vong xấp xỉ 12%, còn những nơi khác có thể vượt quá
50%. Các ước tính số người chết riêng tại châu Âu xê dịch từ 20 đến 25 triệu; trên toàn thế giới có
khoảng trên 42 triệu người chết vì dịch hạch. Sau Cái Chết Đen, dân số phục hồi lại khá nhanh, nhưng
các trận dịch hạch lại tiếp tục xảy ra, cùng với các tai họa khác, đã giữ không cho dân số toàn bộ không
tăng đáng kể mãi cho đến thế kỷ 18.
Những năm có dịch hạch đã đóng vai trò một bước ngoặt có ý nghĩa đối với ngành y và giới tăng lữ.
Nhiều tài liệu đương thời có nói đến việc thiếu thầy thuốc, nhưng điều này cũng không rõ là có phải do
tỷ lệ tử vong cao trong giới thầy thuốc hoặc do họ tự giấu mình vì sợ lây phải bệnh. Ảnh hưởng của dịch
hạch đối với Giáo hội hiển nhiên là sâu đậm, nhưng cũng không kém mơ hồ. Tỷ lệ tử vong trong giới tu
sĩ lên đến 50% trong khoảng thời gian 1348-1349. Tỷ lệ tử vong tại cung điện của Giáo hoàng ở Avignon
khoảng 25%. Tại một số nơi, tu viện, nhà thờ và cả làng đều bị bỏ hoang. Nhiều tác giả than vãn rằng do
nhiều tu sĩ chết cho nên phải phong chức cho những người có phẩm chất kém làm cho tinh thần của giới
tu sĩ bị băng hoại từ bên trong. Mặt khác, tâm lý sợ chết trong quần chúng đã làm tăng mức độ đóng góp
cho Giáo hội.
Khi nhiều thầy thuốc thế kỷ 14 thuyết phục rằng một chứng bệnh mới đầy tai họa đã xuất hiện, đã xuất
hiện hàng trăm các bài viết nhằm giải thích về bệnh dịch hạch và đề ra cách điều trị và dự phòng. Có lẽ,
tài liệu hùng hồn nhất viết về sự tàn phá của dịch hạch nằm trong phần giới thiệu của Giovanni
Boccaccio (1313-1375) trong bộ Decameron, gồm những câu chuyện do 10 thanh niên nam nữ rời
Florence tìm đường tránh bệnh dịch hạch. Theo Boccaccio, người sống sót sau trận dịch, thì Florence trở
thành một thành phố chứa đầy xác chết khi một nửa nước Ý bị dịch hạch tấn công. Có rất ít người mắc
bệnh rồi hồi phục, dù có được chữa trị hay không, và phần lớn đều chết trong vòng vài ngày.
Nhiều người chết không phải vì do bệnh nặng mà do không được chăm sóc và nuôi dưỡng. Người nghèo
đáng thương nhất. Do không có phương tiện thoát ra khỏi thành phố, nên hàng ngàn hàng vạn người chết
đến mức mùi thối rữa của xác chết bao trùm khắp thành phố. Mỗi buổi sáng, đường phố đầy các xác chết
đến nỗi không đếm được. Các nghi thức tang lễ thông thường đều bị bỏ qua; người ta quăng các xác chết