LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 168

Florence, người họa sĩ đã nhiều đêm không ngủ với các xác chết chung quanh. Khi lên kế hoạch soạn
một chuyên luận có tính cách mạng về giải phẫu học, Leonardo đã mổ khoảng 30 cái xác trong đó có
một thai nhi 7 tháng và một người đàn ông rất già.

Những nghiên cứ về giải phẫu học bên ngoài của cơ thể người chắc chắn sẽ khiến Leonardo phải khảo
sát về giải phẫu học nói chung, giải phẫu học đối chiếu và các thực nghiệm sinh lý học. Qua mổ xác và
thực nghiệm, Leonardo tin tưởng rằng mình có thể tìm ra được các cơ chế chi phối sự chuyển động và
thậm chí của cuộc đời nữa. Leonardo dựng lên các mô hình để nghiên cứu cơ chế hoạt động của các cơ
và van tim và thực hiện việc mổ sống xác để xem quả tim đập như thế nào. Chẳng hạn, ông ta xoi một
cái lỗ qua thành ngực của một con lợn và lấy kim banh vết mổ ra, rồi quan sát sự co bóp của quả tim.
Mặc dù công nhận rằng quả tim thực sự là một cơ quan rất mạnh, Leonardo chấp nhận quan điểm của
Galen về chuyển động và sự phân phối máu, kể cả những lỗ thông tưởng tượng ở vách tim. Cũng giống
như nhiều dự án khác của mình, quyển sách lớn Leonardo về giải phẫu học của “con người tự nhiên” vẫn
còn dang dở. Khi ông chết đi, các bản thảo vương vãi tại nhiều thư viện, và một số có lẽ đã thất lạc.

Tin tưởng rằng tất cả mọi vấn đề đều có thể giản lược bằng cơ học và toán học, Leonardo coi thường

môn chiêm tinh và giả kim thuật và không tin vào y học. Thật vậy, ông ta cho rằng cách dễ dàng nhất để
duy trì sức khỏe là không nên gặp bác sĩ và dùng thuốc của họ. Giống như Cato và Pliny, ông tố cáo các
thầy thuốc là những kẻ “hủy diệt sự sống”, những người chỉ theo đuổi sự giàu có dù không đủ sức đưa ra
một chẩn đoán chắc chắn. Tuy nhiên, những quyển sổ tay của Leonardo chứa các đơn thuốc không kém
phần kỳ dị như tất cả các bài thuốc Galenic, chẳng hạn như trộn nào là hạt dẻ, lớp vỏ cứng của hạt quả và
đậu Hà Lan để làm vỡ sỏi trong bàng quang.

ANDREAS VESALIUS BÀN VỀ CẤU TRÚC CƠ THỂ CON NGƯỜI

Cũng giống như Copernicus và Galileo cách mạng hóa các tư tưởng về chuyển động của Trái đất và các
thiên thể, Andreas Vesalius (15141564) đã làm thay đổi các quan niệm của phương Tây về cấu trúc cơ
thể con người. Chuyên luận lớn của Vesalius, Cấu trúc cơ thể con người (De humani corporis fabrica),
xuất hiện năm 1543, năm mà Nicolaus Copernicus (1473-1543) công bố công trình Bàn về chuyển động
của các thiên thể (On the Revolutions of the Heavenly Spheres
) trong đó đặt cho Mặt trời, thay vì Trái
đất, giữ vị trí trung tâm của vũ trụ. Vesalius là người kế thừa truyền thống y học nhân văn là truyền thống
đã phát hiện lại các công trình nguyên bản của Hippocrates và Galen. Ông cũng là người thuộc thế hệ
đầu tiên các học giả có khả năng tiếp cận toàn bộ các công trình của Galen. Tác phẩm, The Fabrica,
được coi là chuyên luận giải phẫu học đầu tiên dựa trên sự quan sát trực tiếp cơ thể con người, cho tới
nay vẫn được nhìn nhận là một cột mốc trong lịch sử môn giải phẫu học. Để vinh danh vị trí của tác
phẩm này trong lịch sử Tây y, năm 1998, các học giả bắt đầu công bố toàn bộ 5 tập bản dịch tiếng Anh
của ấn bản The Fabrica đầu tiên.

Căn cứ trên tầm vóc của công trình, có thể xem Vesalius là một học giả và nhà nhân văn cổ điển, cũng
như là một thầy thuốc, nhà giải phẫu và họa sĩ. Tuy nhiên, khác với Linacre và Caius, Vesalius có khả
năng bác bỏ những sai lầm của các bậc tiền bối một cách minh bạch và công khai. Qua sự thông thái và
tận mắt quan sát, ông ta nhận ra rằng cơ thể con người phải được đọc từ “quyển sách cơ thể con người”,
chứ không phải từ những trang sách do Galen viết. Hết sức khiêm tốn, Vesalius cho rằng công trình của
mình là một bước tiến thực sự đầu tiên về mặt hiểu biết giải phẫu học kể từ thời Galen.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.