Để ngăn chảy máu, các phẫu thuật viên truyền thống sử dụng dây thắt hoặc đốt hoặc chỉ chèn vết thương
bằng các chất hút nước và sau đó quấn lại bằng băng gạc. Tuy nhiên các thầy thuốc người Masai dùng
sợi chỉ lấy từ gân để may các mạch máu bị đứt. Vật liệu băng bó vết thương thường có chứa nhiều chất
độc hại, chẳng hạn như phân bò và bột xác côn trùng cũng như các thành phần đóng vai trò chất hút nước
và khử trùng. Gạc băng bó vết thương cổ truyền có thể chứa những chất có giá trị về mặt dược lý chẳng
hạn như ergot, vốn có trong nấm của cựa loã mạch, nhưng nhiều khi chủ yếu chỉ là những chất có giá trị
tượng trưng. Xác suất của việc tìm thấy penicillin hoặc những kháng sinh mạnh trong đất lấy từ một ngôi
mộ mới chôn trên thực tế càng ngày càng ít dần.
Các thầy thuốc ngoại khoa cổ truyền thường rất khéo léo trong việc điều trị gãy xương và trật khớp, mặc
dù cách điều trị này có thể được coi là chưa đầy đủ nếu không có câu thần chú thích hợp được đọc trên
chiếc nẹp hoặc bó một cái đầu thằn lằn vào vết thương. Thầy shaman cũng có thể khuyến khích bệnh
nhân bằng những hành động tượng trưng chẳng hạn như bẻ chân gà và sau đó bó thuốc cho con gia cầm
kém may mắn này.
Một trong những nhiệm vụ chính của thầy thuốc ngoại khoa phương Tây, còn gọi là phẫu thuật thợ cạo,
mãi đến gần đây vẫn là cách trích huyết để điều trị và dự phòng. Chọn ra được một tĩnh mạch đúng để
trích máu là một khía cạnh quan trọng trong điều trị. Thay vì mở một tĩnh mạch, các thầy lang cổ truyền
thường trích máu bằng cách rạch da hoặc giác hơi. Khác với các đồng nghiệp phương Tây, các thầy lang
cổ truyền thường cho rằng rất nguy hiểm khi lấy một lượng lớn máu ra khỏi cơ thể.
Mặc dù có một số ngoại lệ đặc biệt, phạm vi và chất lượng của phẫu thuật cổ truyền thường bị bó hẹp.
Một phần của vấn đề chắc hẳn là do thiếu kiến thức có tính hệ thống về giải phẫu học, vô trùng, gây tê và
do quy mô của bộ lạc nhỏ nên không cung cấp đủ “chất liệu lâm sàng” để cho thầy lang phát triển được
kỹ năng mổ xẻ qua việc tập dượt nhiều lần. Tuy nhiên, thường là chính ý tưởng chứ không phải vật liệu
mới làm hạn chế các kỹ năng này. Ảnh hưởng của cách nhìn sự vật theo quan điểm siêu nhiên đã khiến
cho người ta sợ việc cắt xẻo cơ thể hơn là các liệu pháp được coi như thích hợp. Ngoài ra, vì cắt xẻo cơ
thể được áp dụng để trừng phạt cho những tội lỗi xấu xa lại càng làm cho phẫu thuật mang tính xấu.
Mặc dù cúng bái và bùa chú có thể là những khía cạnh nổi trội nhất trong nền y học cổ xưa, người làm
thuốc cũng có thể dùng những thứ thuốc hiệu nghiệm và có tác dụng về mặt dược lý học. Các nhà hóa
học nghiên cứu sản phẩm tự nhiên chỉ mới bắt đầu khai thác kho tàng thảo dược của các dân tộc tạm gọi
là sơ khai. Cây cỏ và động vật cung cấp cho thầy lang cổ truyền những nguồn thuốc hạ nhiệt, gây mê/gây
tê, thuốc gây ói, thuốc xổ, lợi tiểu, gây ngủ, thuốc gây ảo giác, thuốc tẩy ruột, hạ nhiệt và có lẽ cả thuốc
uống ngừa thai nữa. Từ dược điển cổ xưa này, nền y học hiện đại đã chọn được salicylic acid, quinine,
ipecac, cocaine, ephedrine, colchicine, digitalis, ergot, và nhiều thứ thuốc khác nữa.
Có thể trên một nửa các đơn thuốc của thầy thuốc hiện đại đều liên quan đến những thứ trích xuất từ cây
cỏ hoặc các chất tương đương được tổng hợp. Thiên nhiên đã cung ứng một kho tàng đồ sộ các sản phẩm
tự nhiên cho nên quả là khó để bắt đầu từ đâu khi tìm tòi các chất làm thuốc. Mặc dù nhiều bài thuốc dân
gian có tác dụng không hơn placebo (giả dược) là mấy, chỉ cần 10-25% những thứ thuốc trong dược điển
thời sơ khai mà có hoạt tính dược lý học, thì tiềm năng tìm ra các thuốc mới quả là cực kỳ lớn. Yếu tố
làm giới hạn việc đánh giá những bài thuốc như thế có thể là sự biến mất các xã hội truyền thống cùng
với nhiều truyền thống truyền miệng tuy dồi dào nhưng lại dễ mất cũng như kiến thức thực tiễn của họ
về môi trường đang bị lâm nguy của họ. Tại châu Phi, người ta nói rằng cứ mỗi khi một người già chết là