LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 21

mất đi một thư viện. Điều này cũng đúng trong trường hợp một hiệu thuốc tiềm năng biến mất mỗi khi
một mảnh nhỏ môi trường tự nhiên bị hủy hoại.

Y học thời sơ khai thường bị gạt bỏ như một dạng mê tín, nhưng cũng có nhiều điểm chung giữa cách
thực hành y học của các nền văn minh cổ đại và niềm tin dân dã vốn ngày nay vẫn còn tồn tại và thậm
chí phát triển song song với y học hiện đại. Các tài liệu về nền y học của các xã hội sơ khai hoặc truyền
thống thường quá nhấn mạnh đến các khía cạnh ma thuật và kỳ cục, tạo nên ấn tượng là có một sự ngăn
cách không thể nào kết nối giữa những hệ thống y học đó với các hệ thống của các xã hội hiện đại. Tuy
nhiên, những phong tục dường như kỳ dị của các nền văn hóa khác đôi khi lại có điểm giống với những
cách chữa trị dân gian kỳ quặc và đầy hấp dẫn của chúng ta.

Khi phân tích y học dân gian và truyền thống, nói chung thì sự hỗn độn bề ngoài của các tình tiết cụ thể
có thể giản lược lại thành một vài chủ đề khá phổ quát. Thật vậy, khi khảo sát lịch sử y học, ta thấy rằng
các chủ đề giống nhau thường xuất hiện trở lại dưới những hình thức chỉ khác nhau chút ít. Y học dân dã,
giống như y học sơ khai, thường coi bệnh tật như là kẻ xâm nhập hiểm ác, còn cơ thể là bãi chiến trường.
Vốn từ vựng của chúng ta đối với bệnh tật vẫn còn phản ánh cái ý này: chúng ta bị bệnh tật “tấn công”,
và chúng ta “đánh trả” sự nhiễm trùng cho đến khi bệnh bị “đánh đuổi” ra khỏi cơ thể. Vì vậy, không
phải là không có lý với ý muốn chữa lành người bệnh bằng cách dụ kẻ xâm nhập rời bỏ cơ thể và chuyển
nó sang một nơi thu nhận thích hợp. Ví dụ như cha mẹ đứa trẻ bị ho gà, trong tuyệt vọng có thể bắt con
chó ăn bánh sandwich có chứa tóc của đứa bé này. Nếu con chó ho, thì đứa trẻ có khả năng khỏi bệnh.
Một phương cách tương tự, bằng cách buộc bệnh nhân uống những thứ thuốc pha chế kinh tởm, mùi vị
khó uống, gây ói để trục tác nhân xâm nhập ra khỏi cơ thể. Có thể đoán rằng khi tẩm đầy người bệnh với
các loại thuốc có chứa phân, các côn trùng độc hại, mỡ thiu, cây cỏ có mùi thối, và nhiều thứ tương tự
nhằm biến cơ thể của họ thành nơi không còn hấp dẫn cho tác nhân gây bệnh khó chiều.

Học thuyết tín hiệu (doctrine of signatures) là một nguyên tắc chỉ đạo khác trong y học dân dã. Theo
quan niệm này, thì Thượng đế đã tạo ra thế giới này cả có bệnh và lẫn thuốc chữa bệnh và Người đã dạy
rằng không có thứ gì hiện hữu mà không có mục đích. Vì thế, ta có thể thấy rằng Thượng đế đã đánh dấu
các thứ có khả năng chữa bệnh với một dấu hiệu nào đó ám chỉ tính chất làm thuốc của chúng. Lấy ví dụ,
cây thuốc chữa bệnh vàng da có thể có hoa màu vàng và thuốc chữa bệnh tim có thể tìm trên những cây
có lá hình trái tim.

Nhiều bài thuốc dân gian cần các bộ phận và sản phẩm của động vật. Việc chọn ra một phương thuốc
thích hợp có thể theo nguyên tắc các chất đối kháng hoặc nguyên tắc các chất đồng dạng. Lấy ví dụ, nếu
bộ não của thỏ bị nướng không chữa được bệnh nhút nhát quá mức, thì sự can đảm có thể được tìm thấy
trong máu của một con thú hung dữ. Các động vật hèn mọn như chuột nhắt và chuột chũi được đưa vào
các bài thuốc chữa mụn cóc, ho, sốt, co giật, và đái dầm, nhưng không có sinh vật nào đã phục vụ nghệ
thuật chữa bệnh cần mẫn như con đỉa. Theo sự tin tưởng dân gian, thì công cụ y tế thiên nhiên này có thể
hút bỏ một cách chọn lọc “máu xấu” từ các khớp bị viêm và làm cho mắt bầm bớt sưng. Côn trùng và
các sản phẩm của chúng vẫn là thành phần quan trọng trong các bài thuốc dân gian. Người chế nhạo việc
dùng mạng nhện để đắp vào chỗ chảy máu cũng có thể ca ngợi các tính chất của mật ong dùng để điều trị
vết ong đốt, cảm lạnh, thấp khớp và bệnh lao.

Ngoài cây cỏ, các bộ phận và sản phẩm của động vật, khoáng chất, các bài thuốc dân gian còn có những
thứ như ngải, thần chú, cầu nguyện, di hài, bùa, và ảnh của các thần thánh. Các thứ nhẫn có chứa thủy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.