LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 24

dẫn phức tạp về cách ăn uống, và vai trò của việc thờ cúng và hội hè của thế giới cổ đại. Những vết tích
khác về mức độ và tính phức tạp của nền văn minh Lưỡng Hà mới được phát hiện gần đây qua các vệ
tinh quan sát. Những bức ảnh này cho thấy dấu vết của các khu định cư và hệ thống đường sá trước đây
chưa hề được biết tới đã bị chôn vùi dưới lớp cát vùng Trung Đông. Một số trong những con đường này
có lẽ đã được xây dựng từ 4.000 đến 5.000 năm trước để nối các thành thị vùng Lưỡng Hà tới các khu
định cư lân cận và các trang trại xa xôi.

Tại vùng Sumer, sự thành thạo các kỹ thuật nông nghiệp đã dẫn tới những thay đổi rõ rệt về mật độ dân
số và sự hình thành bộ máy hành chính cần có cho công tác làm kế hoạch, dự trữ và tái phân phối sản
phẩm thu hoạch. Đại đa số quần chúng sống như nông dân, nhưng sản phẩm của họ cung ứng cho một
thiểu số ưu tú sống tại thành thị đó là thầy tu, chiến binh và quý tộc. Do luật pháp và y học được gán cho
nguồn gốc thiêng liêng, cho nên các giáo sĩ cũng đảm nhận vai trò phán quan, thầy kiện và thầy thuốc.

Các văn bản chữ hình nêm nói về y học có thể được chia ra thành ba loại: điều trị hoặc “văn bản y học”,
các văn bản tập hợp về điềm báo hoặc “văn bản về triệu chứng” và nhiều văn bản linh tinh khác ngẫu
nhiên cũng cung cấp các thông tin về bệnh tật và thực hành y học. Sau khi nghiên cứu nhiều văn bản, các
học giả phân chia các truyền thống y học Sumer ra làm hai loại, đó là các trường phái “khoa học” và
“thực hành”. Theo cách phân chia này, thì các “thầy thuốc khoa học” là tác giả và người sử dụng các văn
bản triệu chứng. Ngược lại, các thành viên của trường phái thực hành chú tâm vào các kỹ năng thực hành
y khoa theo kinh nghiệm và thuộc nhóm các tác giả và người sử dụng các văn bản y học.

Các văn bản y học của trường phái thực hành tuân theo cách bố trí chính thức điển hình cho văn cách thư
lại của vùng Lưỡng Hà. Mỗi đoạn văn có chứa một loạt các đơn vị hoặc ca bệnh được ghi theo một
khuôn mẫu chung giống nhau: “Nếu một người bị ốm (và có những triệu chứng sau)...” hoặc “nếu một
người bị đau (như thế này) ở chỗ này...”. Bản mô tả trình bày danh mục các triệu chứng kèm theo là chỉ
dẫn sử dụng các loại thuốc cần thiết, cách bào chế, thời điểm và đường nạp thuốc. Thầy thuốc “khám
phá” các triệu chứng quan trọng bằng cách lắng nghe lời kể của bệnh nhân về bệnh tật của mình chứ
không phải khám lâm sàng trực tiếp trên cơ thể người bệnh. Mặc dù phần lớn các bài thuốc đều đưa đến
hứa hẹn là bệnh nhân sẽ khỏi bệnh, nhưng một số triệu chứng cũng báo trước một kết cục nguy hiểm tính
mạng.

Ngược lại, “pháp sư”, “thầy bói” hoặc “tu sĩ - thầy thuốc” nhìn vào các triệu chứng và tình trạng của
người bệnh như là những điềm báo sự rối loạn và dự báo kết cục của chứng bệnh. Khác với đồng nghiệp
thuộc phái “thực hành”, thầy bói thực hiện khám lâm sàng trực tiếp để phát hiện ra các triệu chứng và
điềm báo. Rõ ràng là có sự ra tay của quỷ thần nếu thấy con rắn chui vào giường người bệnh, bởi vì điềm
báo này cho biết tiên lượng của bệnh là tốt. Nhưng nếu nước tiểu có màu đỏ như màu rượu chát, đó là
điềm bệnh đang tiến triển, bệnh sẽ trở nặng và gây đau đớn. Nếu tu sĩ không moi đủ thông tin khi quan
sát trực tiếp người bệnh, ông ta có thể tìm các dấu hiện trên bộ đồ lòng của các con vật hiến tế. Những
điềm báo trên lá gan của con vật sẽ áp dụng cho người bệnh khi thầy thuốc không thể thấy được lá gan
của bệnh nhân.

Mặc dù có nhiều điểm không chắc chắn khi giải thích các văn bản cổ, nhưng đôi khi ta cũng có thể thử
chẩn đoán được một số các rối loạn được thảo luận và ghi lại trên các thẻ chữ hình nêm. Các thầy thuốc
vùng Lưỡng Hà có lẽ đã quen thuộc với nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh sán máng, kiết lỵ, viêm phổi
và động kinh. Suy dinh dưỡng rõ ràng là có liên quan với các đợt đói kém theo chu kỳ vốn đã được đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.