LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 243

da trắng và da đen; một số khác dường như nguy hiểm cho người da trắng và da đỏ, nhưng lại tránh
người da đen.

Các nhà quan sát thế kỷ 18 ghi nhận là một số bệnh - chẳng hạn như tiêu chảy và kiết lỵ, bệnh ký sinh
trùng, bệnh hoa liễu, viêm phổi, áp-xe phổi, bệnh ăn đất (pica), ghẻ cóc, đậu mùa, uốn ván, ngứa, bệnh
về mắt, các thứ sốt, và bệnh gây ngủ - đều có đặc trưng là liên hệ đến việc buôn bán nô lệ. Nhiều bệnh
của châu Phi trở thành bệnh thường trú tại Tân Thế Giới, trừ bệnh gây ngủ bởi vì thiếu vectơ truyền bệnh
là ruồi tsetse. Để điều trị bệnh kiết lỵ, người châu Âu chấp nhận ipecac, một thứ thuốc của người da đỏ
điều trị các bệnh tiêu chảy và một số trường hợp ngộ độc. Những bệnh gây sốt “từng cơn” và “sốt đái ra
nước đen từng cơn” có lẽ là sốt rét hoặc sốt vàng. Việc kiểm dịch đối với các nô lệ châu Phi mới không
ngăn được sự du nhập một số bệnh: những bệnh có thời gian ủ bệnh dài, những bệnh được phát tán qua
những người lành mang trùng, và những bệnh được lây truyền qua các trung gian truyền bệnh là côn
trùng mà nơi nào cũng có. Vì thế, việc buôn bán nô lệ có thể gắn liền với sự tái phân bố trên phạm vi
toàn cầu những bệnh như lỵ amip, giun móc, bệnh phong, bệnh giun chỉ, bệnh giun rồng (Guinea worm
có tên khoa học là Dracunculus medinensis), ghẻ cóc, giang mai, mắt hột, sốt rét, sốt vàng và những
bệnh khác.

Các vụ dịch có lẽ đã xảy ra trước khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha

Cabeza de Vaca (1490?-1557?) và Francisco Vásquez de Coronado (15101554), đi đến vùng Tây Nam
và vùng Đồng Cỏ Lớn ở Bắc Mỹ. Các nhà thám hiểm đi sau de Vaca và Coronado chỉ thấy những vùng
đất hoang vu dân cư thưa thớt. Những ghi nhận của họ đã tạo nên huyền thoại về vùng Đồng Cỏ Lớn là
“một vùng săn bắn bao la không người ở”. Sự sụt giảm nhanh dân số rõ ràng là đã xảy ra trước khi người
châu Âu xâm nhập vào nhiều vùng ở Bắc Mỹ có nghĩa là người Âu không thấy được những nền văn hóa
của vùng này vào thời cực thịnh với tính đa dạng và dân cư đông đúc. Vào những năm 1730, những toán
thợ săn bắt đầu tham gia buôn bán với người châu Âu, từ đó họ sử dụng ngựa và súng và cũng thay đổi
luôn hình thức săn bắn, giao dịch, chiến trận và các kiểu bệnh tật.

Mặc dù phương pháp chủng ngừa đậu mùa theo Jenner đã được đưa vào châu Mỹ từ đầu thế kỷ 19,
nhưng những vụ dịch rải rác và thường xuyên gây tử vong vẫn còn là một mối đe dọa, đặc biệt cho thổ
dân châu Mỹ khắp vùng Tây bán cầu. Tại nước Mỹ, đạo luật chủng ngừa năm 1832 giao nhiệm vụ cho
chính quyền liên bang bảo vệ người da đỏ khỏi bệnh đậu mùa, nhưng kinh phí và các nguồn lực lúc nào
cũng thiếu. Ngay cả khi có tiêm vaccine, thì thường xuyên cũng không hiệu quả bởi vì việc chuẩn bị tiêm
hoặc bảo quản vaccine không đúng cách. Trong một số vụ dịch, vaccine cũng không hề được cung cấp,
chẳng hạn như vụ đại dịch năm 1837-1839. Các trận dịch xảy ra với người da đỏ bộ tộc Pueblo và Hopi
tại New Mexico và Arizona, từ năm 1898 đến 1899 là những vụ dịch đậu mùa lớn cuối cùng trong lịch
sử của người da đỏ châu Mỹ.

Ảnh hưởng của châu Âu lên các nhóm dân bản địa châu Mỹ dần dà lên tận phía bắc, đến những khu vực
là Alaska và Canada ngày nay, một vùng bao la gồm nhiều khu vực địa lý và khí hậu khác nhau nơi hình
thành các nền văn hóa đặc thù của người Aleut, Eskimo và da đỏ. Trước khi tiếp xúc nhiều với người
châu Âu, các vấn đề sức khỏe chính của họ chủ yếu là bệnh ngoài da và bệnh đường ruột, cũng như các
bệnh hô hấp, phong thấp và một số bệnh khác. Các nhà thám hiểm và buôn bán đầu tiên, cả Nga lẫn Mỹ,
đã đem đến rượu, thuốc là, bệnh đậu mùa, bệnh hoa liễu, bệnh lao và nhiều thứ bệnh khác. Trong thập
niên 1860, một trận dịch đậu mùa tại British Columbia đã giết đi quá nữa số dân da đỏ và tiêu diệt người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.