Quinine, thành phần có tác dụng chống sốt rét của chất cinchona, đã được phân lập năm 1820. Trong
vòng 10 năm, chất thuốc được tinh chế đã được sản xuất với số lượng lớn. Mãi đến thập niên 1850, chỉ
có những cánh rừng ở Peru, Bolivia và Columbia mới sản xuất ra thứ vỏ cây này, nhưng người Hà Lan
và người Anh đã thành lập các đồn điền trồng cinchona tại Indonesia và Ấn Độ. Nhờ nghiên cứu sâu khi
trồng thử nghiệm cho nên sản lượng các hoạt tính alkaloid tăng lên rất nhiều. Vào đầu thế kỷ 20, người
Hà Lan đã cung cấp trên 90% cinchona cho thị trường thế giới. Độc quyền này chỉ bị phá vỡ trong thập
niên 1940 khi người Nhật chiếm Indonesia và người châu Âu bắt đầu phát triển các thứ thuốc tổng hợp
chống sốt rét.
Bệnh sốt rét có tác nhân gây bệnh là các nguyên bào thuộc chi Plasmodium. Con ký sinh trùng nhỏ li ti
này có một chu trình phát triển phức tạp bao gồm những thể phát triển trong cơ thể muỗi hút máu người
và những thể khác sống trong gan và hồng cầu của các loài ký chủ có xương sống. Muỗi Anopheles cái
truyền ký sinh trùng từ người nhiễm sang các nạn nhân mới. Có 4 loài ký sinh trùng dạng nguyên bào
gây bệnh sốt rét ở người: Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum, Plasmodium malar iae, và
Plasmodium ovale. Tất cả các thể sốt rét đều có thể gây nên các hậu quả nghiêm trọng, nhưng P.
falciparum (sốt rét cách nhật ác tính) là đặc biệt nguy hiểm. Những thành phần khác của chi Plasmodium
gây bệnh cho các loài chim, bò sát, lưỡng cư và loài có vú.
Do muỗi Anopheles thích đẻ trứng tại các nơi nước đọng, cho nên sốt rét là bệnh lưu hành tiêu biểu tại
các vùng đầm lầy. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã ghi nhận mối liên hệ giữa sốt rét và đầm lầy, nhưng
cơ sở của mối liên quan này chỉ được phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Trong 50 năm đầu của thế kỷ 20,
người ta nghĩ rằng có khả năng chinh phục được bệnh sốt rét, nhưng sự lạc quan từ các chiến dịch phòng
chống sốt rét trong những năm 1950 và 1960 đã chấm dứt vào thập niên 1970 khi sốt rét bắt đầu quay trở
lại. Đến thập niên 1980, thì người ta đành từ bỏ mối hy vọng có thể tiêu diệt bệnh sốt rét bằng thuốc diệt
côn trùng và thuốc điều trị bệnh. Tỷ lệ ngày càng tăng số muỗi kháng thuốc diệt côn trùng và ký sinh
trùng kháng thuốc chỉ là một phần của vấn đề; các vấn đề kinh tế-xã hội và địa - chính trị thậm chí lại
càng nổi bật hơn. Mặc dù chiến dịch toàn cầu tiêu diệt sốt rét được phát động từ 1955 là một thất bại do
định hướng sai, nhưng thực ra cũng đem lại nhiều bài học đáng giá. Các chuyên gia y tế công cộng ghi
nhận rằng dù việc thanh toán sốt rét trên quy mô toàn cầu không phải là một mục đích khả thi, nhưng
công tác phòng chống bền vững là cần thiết cho sự phát triển kinh tế tại các khu vực mà bệnh sốt rét vẫn
còn lưu hành.
Bệnh sốt rét vẫn còn tiếp tục hoành hành do sự suy thoái toàn cầu, di dân ở quy mô lớn, những xáo trộn
chính trị, và chiến tranh đã ngốn hết các nguồn hỗ trợ tài chính và quản trị, cho nên cần phải có sự cải tổ
tổ chức hạ tầng và hợp tác quốc tế mới duy trì được các chiến dịch chống sốt rét. Để thay đổi xu hướng
ảm đạm này, WHO đã đưa ra các chương trình đặc biệt để hỗ trợ việc nghiên cứu bệnh sốt rét, bệnh
nhiễm sán máng, bệnh ruồi cát, bệnh giun chỉ và bệnh phong tại các khu vực vẫn còn lưu hành. Có nhiều
sáng kiến phòng chống sốt rét đã được đưa ra trong thập niên 1990 như Đẩy lùi sốt rét (Roll Back
Malaria) do sự phối hợp của các tổ chức như WHO, Ngân hàng Thế giới, Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc và Quĩ cứu trợ Nhi đồng Unicef.
Nhờ các tiến bộ trong môn sinh học phân tử được tích tụ từ cuối thế kỷ 20, khoa ký sinh trùng học -
trước đây là y học nhiệt đới- đã trở thành một khu vực đầy hấp dẫn và thách thức cho việc nghiên cứu y
sinh học. Nghiên cứu cơ bản về sinh học và miễn dịch học của sốt rét đã dấy lên hy vọng sẽ phát triển
được các loại vaccine chống sốt rét. Chắc chắn là Sydenham sẽ coi việc nghiên cứu điều trị có “định