LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 279

hướng” như thế là tốt và hữu ích, nhưng ông ta cũng có thể dè bỉu là sự ca ngợi quá lố quanh việc giải
trình tự (sequencing) bộ gene của ký sinh trùng và của con muỗi thực ra không giúp ích gì cho người
bệnh. Nhiều chuyên gia y tế công cộng cũng sẽ nhất trí với ông và phản đối việc chuyển các nguồn kinh
phí dành cho phòng chống sốt rét sang các dự án viễn vông phòng chống các bệnh truyền nhiễm theo
kiểu tiếp cận Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars approach). Phải mất 6 năm mới giải mã được bộ
gene của Plasmodium falciparum, loài KST nguy hiểm nhất trong 4 loài gây sốt rét. Bộ gene của loài
muỗi Anopheles gambiae, vectơ hàng đầu, mất 15 tháng. Năm 2002, trình tự bộ gene của A. gambiae
được công bố trên tạp chí Science; bộ gene của P. falciparum công bố trên tạp chí Nature. Tuy nhiên, khi
hiểu được cấu trúc di truyền của muỗi và plasmodium có lẽ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các thứ
thuốc điều trị mới, thuốc xua muỗi và bẫy muỗi.

Các tiến bộ trong những kỹ thuật về sinh học phân tử đã cung cấp các kiến thức chuyên sâu về sự hoạt

động của KST sốt rét, nhưng những trở ngại hầu như không thể nào gỡ được để đưa ra một vaccine sốt
rét thường lại nằm trong các yếu tố kinh tế và địa lý chính trị. Những tranh chấp giữa WHO và các công
ty kỹ thuật sinh học có khả năng sản xuất các vaccine mới, đã phản ánh một vấn đề cốt lõi trong y học
nhiệt đới: sự căng thẳng giữa các nước nghèo nhất hành tinh, vốn rất cần thuốc điều trị và các vaccine
phòng sốt rét và các loại bệnh truyền nhiễm khác, nhưng lại thiếu nguồn lực để sản xuất, và các nước đã
phát triển, là những nước có thể đưa ra những thứ thuốc trên, nhưng lại không cần đến chúng. Xét đến
vai trò của sốt rét trong lịch sử, thật là hài hước khi đưa ra câu hỏi là có thể sản xuất vaccine phòng sốt
rét hay không lại bị gạt đi bởi vấn đề là có cần thiết phải sản xuất hay không xét về mặt chính trị hoặc
kinh tế.

NHỮNG NỀN TẢNG CỦA THẾ KỶ 18 DÀNH CHO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Thế kỷ 18 đã được mô tả một cách đúng đắn như là thời kỳ niên thiếu của nền y học hiện đại, thời đại mà
các nền tảng của nền y học khoa học được xây dựng đầu tiên. Trong suốt thời kỳ này, các ý tưởng của
phong trào triết học Khai sáng đã thúc đẩy sự tìm tòi những hệ thống hợp lý trong y học, những phương
tiện thực tiễn để dự phòng bệnh, nâng cao điều kiện sống của con người, và phổ biến nền học vấn mới
đến được càng nhiều người càng tốt. Mặc dù các sử gia vẫn còn tranh luận về định nghĩa, ý nghĩa, và
thậm chí sự hiện diện của một thời đại đặc trưng thường được gọi là Thời đại Khai sáng, có sự thống
nhất chung là tư tưởng Khai sáng có thể diễn giải như một niềm tin lạc quan cho rằng con người có khả
năng phân tích duy lý và bàn cãi công khai tất cả các tín niệm có từ trước đến nay. Thế kỷ 18 lấy làm
kiêu hãnh với vô số các thầy thuốc và nhà khoa học, nêu tên ra thì dễ, nhưng khó mà đưa ra chi tiết nào
đã khiến cho họ xứng đáng. Ta có thể đưa ra một vài nhân vật hàng đầu của y học lâm sàng tiêu biểu cho
thời kỳ này.

Giống như Thomas Sydenham được vinh danh là đã theo gương Hippocrates khi nhấn mạnh vào việc
chăm sóc người bệnh và các quan sát dịch tễ học, Hermann Boerhaave (1668-1738), được ghi nhớ khi
ông làm sống lại việc giáo dục y học lâm sàng. Là thầy giáo, nhà văn, và nhà hóa học, Boerhaave có lẽ là
người thầy thuốc có nhiều ảnh hưởng nhất của thế kỷ 18. Người cùng thời gọi ông là “Newton của Y
học”. Khi nói đến nguồn cảm hứng của mình bắt nguồn từ đâu, Boerhaave nhấn mạnh đến công trình của
Hippocrates, Francis Bacon và Thomas Sydenham. Người ta nói rằng, để tỏ lòng tôn kính đối với
“Hippocrates của người Anh”, mỗi lần nghe nhắc đến tên Sydenham, Boerhaave đều ngả mũ. Khi còn là
sinh viên, Boerhaave miệt mài với những môn thực vật học, hóa học, triết học và các ngoại ngữ. Mặc dù,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.