số bệnh, chẳng hạn như bệnh thiếu vitamin C, beriberi và pellagra, đều không phải là do các tác nhân
nhiễm trùng vi sinh vật gây ra và vì thế, không phải là mối đe dọa trực tiếp cho những ai ăn uống đầy đủ.
Vào cuối thế kỷ 19, mối đe dọa của bệnh truyền nhiễm và sự xuất hiện của thuyết bệnh là do vi trùng
đã khiến cho người ta không chú ý đến các loại bệnh khác. Nhưng ngày nay, tại các nước công nghiệp
hóa, giàu có, gánh nặng càng ngày càng lớn của những rối loạn mạn tính đã che khuất đi mối đe dọa của
bệnh truyền nhiễm. Trong những năm thuộc thập kỷ 1970, Văn phòng đánh giá tiến bộ kỹ thuật của
Quốc hội Mỹ đã trừng phạt các nhà nghiên cứu vì xao nhãng mối liên hệ giữa chế độ ăn uống với ung
thư, tai biến, cao huyết áp, tiểu đường và bệnh về răng. Mặc dù mọi người đều nhất trí về tầm quan trọng
của dinh dưỡng đối với sức khỏe tốt, các thầy thuốc và nhà nghiên cứu vẫn còn dè dặt đối với các ý kiến
cho rằng chỉ cần có chế độ ăn là có thể giải quyết ngay những bệnh thoái hóa mạn tính vốn phổ biến tại
các quốc gia giàu có và đã công nghiệp hóa.
BỆNH ĐẬ U MÙA:
CẤY ĐẬU, CHỦNG ĐẬU BÒ VÀ THANH TOÁN
Đối với các bệnh thiếu vitamin, các biện pháp dự phòng được áp dụng khá lâu trước khi các phương tiện
kiểm soát hữu hiệu được chấp thuận. Một ví dụ tương tự trong công tác dự phòng bệnh đậu mùa, một
bệnh có tác nhân là virus. Về mặt lý thuyết, thì ít nhất bệnh đậu mùa cũng đã được thanh toán bằng các
phương pháp áp dụng vào đầu thế kỷ 19. Nhưng mãi đến nửa cuối thế kỷ 20, bệnh đậu mùa mới được tấn
công trên quy mô toàn cầu khi chi phí bảo vệ các nước giàu có khỏi chứng bệnh này vượt quá chi phí
thanh toán bệnh tại các nước nghèo nhất trên hành tinh.
Virus gây bệnh đậu mùa nằm trong họ Orthopoxvirus bao gồm bệnh đậu bò, đậu trâu, đậu lạc đà, đậu
lợn, đậu chuột nhảy (gerbil) và đậu khỉ. Chưa rõ nguồn gốc bệnh đậu mùa, nhưng các nhà dịch tễ học
cho rằng có thể virus này tiến hóa từ một chủng poxvirus của các động vật hoang dã hoặc đã thuần hóa.
Căn cứ trên các đặc trưng của poxvirus và trình tự giải gene, các nhà virus học cho rằng bệnh đậu mùa và
các poxvirus khác có lẽ đã tiến hóa từ một virus tổ tiên chung có ký chủ tự nhiên là loài gặm nhấm.
Người ta đã ghi nhận nhiều thể virus đậu mùa ở người (variola) khác nhau về độc lực. Toàn bộ bộ gene
của virus đậu bò (vaccinia), virus được sử dụng làm vaccine bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa, đã được
giải mã từ năm 1990. 4 năm sau, các nhà khoa học xác định được toàn bộ bộ mã di truyền của một trong
những chủng variola có độc lực cao hơn. Mặc dù có sự khác biệt lớn về độc lực của hai virus, vaccinia
và variola khá giống nhau về mặt trình tự DNA.
Khác với phần lớn các virus, virus đậu mùa khá bền khi ở bên ngoài ký chủ và có thể giữ được hoạt tính
gây nhiễm trong một thời gian khá dài. Điển hình thì bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác,
tuy nhiên virus có thể lây truyền qua quần áo, mền và khăn đắp bị vấy nhiễm mủ hoặc vẩy mủ. Khi một
người bị phơi nhiễm, virus sẽ tăng sinh rất nhanh và lan ra toàn thân. Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14
ngày, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng giống như cúm gồm có sốt, đau nhức, ho, hắt hơi, và
mệt mỏi. Vào giai đoạn này hầu như không thể đưa ra chẩn đoán bởi vì nhiều bệnh khác cũng bắt đầu
bằng sốt, đau nhức, hắt hơi, buồn nôn và mệt mỏi. Một vài ngày sau, các bóng nước phẳng xuất hiện, đầu
tiên ở miệng và họng, sau đó ở mắt và cuối cùng ở tay, chân, lòng bàn tay, bàn chân. Các bóng nước sau
đó chuyển thành các bọng nước có chứa mủ, dần dần sẽ khô đi thành vảy, nhưng trong một số trường
hợp, toàn thân phủ đầy một dạng ban có lẫn máu. Các bệnh nhân khác, theo William Osler, trở thành một