LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 295

tú người Anh, nhưng một số sử gia cho rằng lòng tôn kính dành cho Phu nhân Mary chỉ có tính lãng mạn
hơn là lịch sử. Quả đúng như vậy khi câu chuyện mở đầu bằng việc Mary Pierrepont và Edward Wortley
Montagu cùng nhau trốn để đến được với nhau. Năm 1718, Phu nhân Mary theo chồng là Đại sứ đặc
mệnh của Anh tại triều đình Thổ tại Constantinople. Trong số các phong tục kỳ cục mà Phu nhân Mary
hiếu kỳ đã quan sát tại Thổ Nhĩ Kỳ có cách cấy đậu đặc biệt rất đáng chú ý. Trong các thư gởi về cho bạn
bè tại Anh, Phu nhân Mary mô tả cách mà người dân muốn “mắc phải bệnh đậu” thu xếp để cùng ở
chung một căn nhà trong những ngày mát mẻ vào mùa thu.

Một người thợ cấy đậu mang một bình nhỏ chứa đầy một chất lấy từ nốt đậu mùa tốt nhất và sau đó nhét
vào những vết rạch trên da tại những vùng da thích hợp. Khoảng 8 ngày sau thủ thuật này, người bệnh bị
sốt và nằm nghỉ vài ngày. Để chứng tỏ rằng mình tin tưởng thủ thuật này, Phu nhân Mary thu xếp để
được thực hiện cho đứa con trai 6 tuổi của mình. Charles Maitland, thầy thuốc của đại sứ, và Emanuel
Timoni (chết năm 1718), thầy thuốc của sứ quán có mặt khi cậu bé được một phụ nữ lớn tuổi dùng một
mũi kim cùn và rỉ làm thủ thuật cấy đậu. Timoni đã công bố một tài liệu về phương pháp Thổ Nhĩ Kỳ để
gây bệnh đậu mùa trong Văn kiện khoa học của Hội Hoàng gia (1714). Một báo cáo tương tự của
Giacomo Pylarini (1659-1718) cũng xuất hiện trên cùng một tập của tạp chí này. Những bài viết của các
thầy thuốc được công bố bằng tiếng Latin, còn Phu nhân Mary thì viết bằng tiếng Anh dành cho công
chúng.

Trong vụ dịch đậu mùa năm 1721, Phu nhân Mary đã quay về London. Khi bà yêu cầu cấy đậu cho đứa
con gái 4 tuổi của mình, Maitland đề nghị nhiều thầy thuốc tham gia chứng kiến. Theo Phu nhân Mary,
các thầy thuốc quan sát thủ thuật cấy đậu tỏ ra rất chống đối đến nỗi bà ta không dám để đứa bé một
mình cho họ. Tuy nhiên, sau khi đậu mọc, một trong những thầy thuốc bị ấn tượng mạnh đến mức nhờ
Maitland cấy đậu cho đứa con duy nhất sống sót của mình (mấy đứa khác đều chết vì bệnh đậu mùa).
Giới tu sĩ và các thầy thuốc ngay tức thì tung ra một loạt các tờ bướm và bài giảng tố cáo phương pháp
Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một đợt tấn công đầy ác ý, Đức cha Edmund Massey tố cáo cho rằng cấy đậu là nguy
hiểm, vô thần, hiểm độc và đầy tội lỗi do Quỷ dữ phát minh. Theo Giám mục Massey, bệnh tật là một
dạng “kiềm chế hạnh phúc” được Thượng đế gởi đến thế gian để thử thách lòng trung thành và trừng
phạt các tội lỗi của con người. Có khi Thượng đế cho con người quyền lực chữa bệnh, nhưng quyền gây
bệnh cho con người nằm trong tay Người. Đức cha Massey sợ rằng con chiên của mình sẽ trở nên bớt
đạo đức hơn khi họ khỏe mạnh nhiều hơn và ít sợ bị bệnh đậu mùa hơn. Đáp trả những lời công kích về
chủng đậu, Phu nhân Mary xuất bản tập “Bằng chứng dễ hiểu về việc cấy đậu mùa” để cho những
thường dân, những người “bị sự bất lương và dốt nát của các thầy thuốc lạm dụng và lừa bịp” có thể học
hỏi được những phương pháp thực hành tại Constantinople. Khi nêu ra việc các bác sĩ sẽ bị thiệt thòi vì
mất đi khoản tiền công nếu bệnh đậu mùa bị thanh toán, Phu nhân Mary cho rằng các bác sĩ coi phương
pháp Thổ Nhĩ Kỳ là một âm mưu khủng khiếp nhằm cắt giảm thu nhập của họ.

Một đài tưởng niệm Phu nhân Mary tại nhà thờ Lichfield, được dựng lên vào năm 1789 để ca ngợi

công lao của bà đã giới thiệu cho nước Anh kỹ thuật cấy đậu.

Một người khác ủng hộ việc cấy đậu, đó là Đức cha Cotton Mather (1663-1728), cha xứ của nhà thờ
Second Church tại Boston, cũng là người quan tâm đến cách chủng đậu khi học được kỹ thuật này từ
những người “bán khai, ngoại đạo”. Vị tu sĩ không mệt mỏi vùng New England này là tác giả của
khoảng 450 bài viết và sách, là hội viên thông tấn của Hội Hoàng gia London, là nạn nhân của một loạt
các thảm kịch cá nhân, gồm cái chết của hai bà vợ, bà thứ ba phát điên và mất 13 trong số 15 người con.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.