Vào cuối đời, do mắc nhiều bệnh, Franklin tìm cách chữa bệnh bằng cách tắm ấm trong một cái chậu tắm
đặc biệt bằng đồng có hình chiếc dép đi trong nhà.
Vincent Priessnitz (1799-1851), một nông dân gốc Silesia (thuộc vùng Trung Âu), thường được coi là
người có công phát hiện ra các phương pháp thủy liệu pháp cơ bản. Sau một tai nạn làm gãy sườn cùng
với một số thương tổn khác, Priessnitz cho rằng mình đã phục hồi kỳ diệu là nhờ uống một lượng lớn
nước lạnh, tiếp đến đem khăn ướt quấn chung quanh người. Người nông dân mưu trí này chứng minh
rằng các phương pháp tương tự cũng chữa được bệnh cho gia súc (cách điều trị nằm trong lĩnh vực “gợi
ý”). BS Joel Shew (1816-1855), một trong những người cổ súy đầu tiên của phong trào thủy trị liệu của
Mỹ, nhấn mạnh rằng vận động và chế độ ăn chay nghiêm ngặt là những thành phần bổ sung cơ bản cho
việc chữa bệnh bằng thủy liệu pháp. Chẳng bao lâu sau, Shew được Russell Trall (1812-1877), thay thế.
Ông này là người tích cực trong phong trào sống điều độ trước khi khám phá những lợi ích đáng chú ý
cho sức khỏe của Thủy Liệu pháp Vệ sinh. Vào năm 1849, Shew, Trall cùng với một số người khác
thành lập Hội Thủy liệu pháp Mỹ, một năm sau đó hội này đổi tên thành Hội Thủy liệu pháp và Vệ sinh
Mỹ. Trall cũng là một thành viên tích cực trong Hội Chống hút thuốc lá Mỹ và Hội Ăn chay Mỹ. Năng
động và có tài hùng biện, Trall dốc sức vào việc thuyết trình, tranh luận và thách thức các thầy thuốc
chính thống. Vào năm 1853, Trall thành lập Trường Vệ sinh liệu pháp New York để đào tạo người sử
dụng cách điều trị bằng nước, chế độ ăn và các liệu pháp thể dục. Các thầy thủy liệu pháp không dùng
thuốc và cho rằng thủy liệu pháp là một hệ thống điều trị tự nhiên, hiệu quả trong việc điều trị những
bệnh cấp và mạn tính. Bộ Bách khoa Thủy liệu pháp của Trall có đưa ra lời khuyên cách chữa bệnh bằng
nước, vận động, chế độ ăn và vệ sinh tình dục. Ông ta cũng xuất bản một quyển sách dạy nấu ăn theo
thủy liệu pháp. Khi tạp chí Y học và Ăn chay Mỹ đình bản năm 1854, Trall đồng ý dành chỗ trong tạp
chí Thủy liệu pháp (Water-Cure Journal) để đăng những bài do các hội viên của Hội Ăn chay viết. Người
ăn chay không cần phải lo việc đi tìm các thực phẩm phù hợp khi điều trị tại spa thủy liệu pháp, bởi vì tại
những nơi này đều có bán đầy đủ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe “tinh khiết và phù hợp” như bột mì
thô, cháo ngô, bột mì, bột yến mạch, bột mì kiểu Graham, và bánh xốp kiểu Graham. Các bệnh nhân
khỏi bệnh đã đưa ra lời chứng nhận rằng thủy liệu pháp chữa cho họ khỏi những bệnh phức tạp như “nỗi
kinh sợ chứng ăn không tiêu, những trầm uất vì thần kinh yếu đuối, những nỗi kinh hoàng vì não bị sung
huyết”. Một số thầy thuốc chính thống, như Simon Baruch Ward (1840-1921) chẳng hạn, tin rằng thủy
liệu pháp tạo ra những tác dụng sinh lý có lợi và phương pháp này có ích trong điều trị bệnh thương hàn
và các bệnh sốt khác. Ward dạy môn thủy liệu pháp tại trường Cao đẳng Y tế Columbia từ năm 1907 đến
1913. Các spa thủy liệu pháp thường là nơi dưỡng bệnh cho những kẻ lắm tiền và rảnh rỗi, nhưng Ward
cũng rất chú ý đến sự sạch sẽ và nhu cầu các nhà tắm công cộng cho người nghèo thành thị.
Nhiều thầy thuốc thủy liệu pháp và bệnh nhân là phụ nữ, những người tham gia tích cực trong các phong
trào cải cách, họ chấp nhận ý tưởng cổ vũ của lối sống theo tinh thần thủy liệu pháp. Lấy ví dụ, Mary
Gove Nichols (1810-1884), nổi danh là một nhà cải cách xã hội, người theo phái nữ quyền tiên phong,
nhà tư tưởng không tưởng và cũng là một thầy thuốc y học thay thế. Bà đi thuyết trình và viết về đề tài
sức khỏe phụ nữ, giải phẫu học, sinh lý học cũng như vấn đề bình đẳng trong hôn nhân, tình yêu không
ràng buộc, sự quan trọng của hạnh phúc và những lợi ích của thủy liệu pháp. Người chồng thứ hai của
bà, Thomas Low Nichols (1815-1901) là một bác sĩ, nhà báo và nhà cải cách xã hội. Mary và Thomas
Nichols xuất bản nhiều sách, trong đó có Những bài giảng dành cho quý bà về Giải phẫu học và Sinh lý
học; Những bài giảng về y học của vợ chồng Nichols kèm theo phụ lục về thủy liệu pháp: Cẩm nang Gia