LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 313

đình về Giữ gìn sức khỏe, và Điều trị Thủy liệu pháp tại nhà cho những bệnh đáng sợ nhất, và Hôn
nhân: Lịch sử, Tính chất, và Kết quả
.

Nhiều năm sau khi các cơ sở thủy liệu pháp không còn hoạt động với tư cách là các cơ sở điều trị đúng
nghĩa tại Mỹ và Anh, thì các spa thủy liệu pháp vẫn tiếp tục phát triển tại các nơi khác trên thế giới. Các
bệnh nhân người Đức và Ý có thể tận hưởng các spa trị liệu, khi họ biết rằng ít nhất một nửa chi phí sẽ
do hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia chi trả. Tại Pháp, các spa thủy liệu pháp giành được vị trí nổi bật
trong cơ sở y tế và cách điều trị bằng nước suối nóng (thermalism) được đưa vào hệ thống bảo hiểm y tế
quốc gia. Tại Pháp thế kỷ 19, Hàn lâm viện Y học có trách nhiệm giám sát về mặt quản trị và các nghiên
cứu khoa học tại các spa suối khoáng. Các thầy thuốc danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng đã ủng hộ việc
đưa ngành thủy liệu pháp và ngành thủy học (hydrology) vào giáo trình các trường y của Pháp. Các bệnh
nhân được gởi tới các spa ở Pháp sẽ được theo dõi về mặt y học khoảng 20 ngày. Tuy nhiên đến thập
niên 1950, chính phủ Pháp cố cắt giảm chi phí hỗ trợ cho các spa suối khoáng và các bài giảng về môn
thủy học trong trường y. Đa số khách của các spa hi vọng rằng cách chữa bệnh bằng nước suối nóng sẽ
chữa hết những chứng bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, ngoài da, tuần hoàn và thần kinh. Còn những người
chỉ trích thì cho rằng đây chẳng qua là một dạng đi nghỉ mát được thanh toán, nếu không nói trắng ra là
trò lang băm.

Một trong những dưỡng đường thủy trị liệu lớn nhất và nổi tiếng nhất tại Mỹ là cơ sở “Ngôi nhà của
chúng ta trên lưng đồi” do BS Harriet Austin và James Caleb Jackson (1814-1895) lập ra tại Dansville,
New York. Jackson xuất bản nhiều sách và tài liệu tuyên truyền có kèm lời khuyên thông thường về chế
độ ăn, rượu, thuốc lá, vệ sinh, thủy liệu pháp, vận động, giải trí, giáo dục, và tình dục trong đó có quyển
Cơ quan sinh dục và cách chăm sóc lành mạnh. Ngoài việc bán các thực phẩm sức khỏe kiểu Graham,
Jackson còn thử chế ra một dạng bánh mì kiểu Graham để được lâu. Nhưng loại ngũ cốc dùng ngay để ăn
sáng mà ông ta gọi là Granula, lại không được chú ý mấy cho đến khi được Ellen G. White (1827-1915)
phát hiện và chấp nhận. Bà này là nhà lãnh đạo tinh thần và tiên tri của nhà thờ Phục lâm an thất nhật
(Seventh Day Adventist Church), đã đến thăm “Nhà chúng ta” khi chồng bị liệt. Mặc dù White tin tưởng
nhiều vào thủy trị liệu, nhưng Jame không hồi phục được. Ellen White cho đó là vì tại spa của Jackson
thiếu một môi trường tôn giáo thích hợp. Vào ngày Giáng sinh năm 1865, qua một ảo cảnh thần linh,
White thấy rằng nhà thờ Cơ Đốc Phục lâm của mình cần phải xây một chỗ nghỉ dưỡng và bệnh viện tại
Battle Creek, Michigan.

Ảnh hưởng nặng nề của Cuộc Nội chiến đã che mờ đi nhiều khía cạnh của phong trào cải cách y tế, giảm
bớt sự quan tâm và cắt giảm nguồn lực, góp phần làm biến mất nhiều cơ sở vệ sinh, spa, trường học và
dưỡng đường. Nhưng qua câu chuyện của Ellen White và BS John Harvey Kellogg (1852-1943) cho
thấy, các nhà lãnh đạo và các tổ chức mới vẫn duy trì và giải thích theo một cách khác các lý tưởng nền
tảng của các phong trào sức khỏe buổi ban đầu, đó là sự khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật và lối sống đúng
đắn.

Trong lúc Graham và Alcott nhấn mạnh đến khoa học về mặt sinh lý để củng cố các lý thuyết của họ về
lối sống khỏe mạnh, thì Ellen White, một nhà tiên tri về y tế của nhà thờ Cơ Đốc Phục lâm, đã báo cho
các tín đồ là bà đã nhận được các thông điệp từ Đấng Sáng Thế các quy luật về vệ sinh. Lúc đầu, các ảo
cảnh mà White nhận được đề cập đến các chủ đề thần học, nhưng sau năm 1848, là các vấn đề liên quan
đến thực phẩm, đồ uống, quần áo và các khía cạnh thực tiễn liên quan nhiều đến lối sống khỏe mạnh.
Năm 1863, White nhận được một ảo cảnh về sự liên quan giữa sức khỏe của cơ thể và tâm linh, tầm quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.