mới được thành lập. Những nghiên cứu của Hamilton về bệnh sốt thương hàn tại Chicago đã tạo nên sự
chú ý đến vai trò truyền bệnh của ruồi, mối liên hệ giữa bệnh và vệ sinh môi trường và yêu cầu cần phải
cải tổ hệ thống y tế dự phòng. Qua các kinh nghiệm của bà tại Hull House, Hamilton nhận thức rằng
nhiều công nhân bị tàn phế đến mức không chữa được là do phơi nhiễm với các chất độc hại tại các nhà
máy, lò luyện kim và nhà máy thép. Mặc dù Y học công nghiệp đã trở thành một ngành học có bề dày tại
châu Âu, tại Mỹ nhiều bệnh nghề nghiệp hầu như bị bỏ qua. Hamilton phát hiện rằng các bác sĩ nam giới
dường như coi việc nghiên cứu bệnh nghề nghiệp có phần “nhuốm màu xã hội chủ nghĩa hoặc quá ủy mị
kiểu đàn bà dành cho người nghèo”.
Với vai trò giám đốc điều hành của Ủy ban Bệnh nghề nghiệp tại Illinois, Hamilton kết hợp nghiên cứu
thực địa các độc chất công nghiệp, chẳng hạn như chì, với nghiên cứu trong labô. Từ kết quả của một
khảo sát của bà, tiểu bang Illinois thông qua luật bồi thường cho người lao động trong đó đòi hỏi phải có
các biện pháp an toàn tại nhà máy và khám bệnh cho công nhân. Năm 1911, Hamilton là nhà nghiên cứu
đặc biệt không nhận lương của Phòng Lao động Mỹ. Khi Hamilton bắt đầu các nghiên cứu về bệnh nghề
nghiệp, các bác sĩ và chủ doanh nghiệp cho rằng có thể ngăn ngừa được sự nhiễm độc công nghiệp khi
công nhân giữ gìn tay của họ sạch sẽ. Hamilton cố thuyết phục họ rằng “một công nhân làm công việc có
dính tới chất chì chỉ ăn ba bữa một ngày và ngay lúc anh ta không rửa tay trong đĩa súp hoặc càphê,
nhưng anh ta thở 16 lần một phút và khi trong không khí có chất chì, anh ta sẽ hít chất chì dù rằng có cọ
rửa đến móng tay đi nữa”. Khi đã định rõ những nguy hiểm của bụi chì, Hamilton tiếp tục nghiên cứu
các nguy cơ từ thạch tín, thủy ngân, các dung môi hữu cơ và nhiều chất độc khác nhất là trong kỹ nghệ
cao su và các nhà máy đạn dược. Hamilton viết rằng bà thường đạt được nhiều thành công khi thương
thuyết với chủ các nhà máy, bởi vì bà thực tế, kiên trì, và “thẳng thắng nhưng cũng không sòng phẳng
quá mức”.
Sau thế chiến thứ 1, người ta quan tâm nhiều hơn đến vệ sinh công nghiệp, nhưng bởi vì lĩnh vực này
còn mới và có phần nào còn đáng ngờ, cho nên chưa được ngành y chú ý. Hamilton thừa nhận ngay rằng
bà trở thành phó giáo sư môn y học công nghiệp tại trường Y khoa Harvard, bởi vì chỉ có bà là ứng viên
duy nhất. Harvard đã ghi rõ ba điều kiện khi bổ nhiệm bà vào vị trí giáo sư nữ giới đầu tiên của trường
đại học. Bà không được tham gia vào câu lạc bộ giáo sư của trường Harvard, không được dự đám diễu
hành khai giảng niên học, hoặc không được đòi vé xem đá bóng. Năm 1935, Hamilton về hưu tại
Harvard với chức danh phó giáo sư về y học công nghiệp. Suốt đời mình, Hamilton luôn là người ủng hộ
các luật bảo vệ sức khỏe, luật lao động trẻ em, chủ nghĩa hòa bình, hạn chế sinh đẻ và các cải cách xã hội
khác. Bà mất năm 101 tuổi khi bị đột quỵ tại nhà.
Tại Mỹ, có 19 trường y khoa dành cho nữ giới được thành lập từ năm 1850 đến 1895. Những trường còn
tồn tại đến cuối thế kỷ là Boston Female Medical College (New England Female Medical College),
trường Woman’s Medical College (Kansas City, Missouri), trường Woman’s Medical College of the New
York Infirmary for Women and Children, trường Women’s Hospital Medical College of Chicago, trường
New York Free Medical College for Women, trường Woman’s Medical College of Baltimore, trường
Woman’s Medical College of Pennsylvania, và trường New York Woman’s Medical College và Hospital
for Women. Đến năm 1909 chỉ còn có 3 trường cuối cùng còn hoạt động. Các trường khác đóng cửa
hoặc sáp nhập với trường có nam và nữ sinh viên. Trường Woman’s Medical College of Pennsylvania lúc
đầu tiên chỉ có giảng viên là bác sĩ nam giới đứng ra hỗ trợ việc đào tạo y khoa cho phụ nữ. Đến thập
niên 1890, đội ngũ giảng viên của trường Woman’s Medical College gồm có cả nam lẫn nữ. Nhìn chung