LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 368

12

Nghệ thuật và Khoa họ c của ngành Phẫu thuật

Phẫu thuật hiện đại đã phát triển từ một trong những ngành vốn bị khinh miệt nhất trong y học thành một
trong những lĩnh vực được trọng vọng, có quyền lực lớn và hưởng lương cao nhất trong ngành Y. Sự
biến đổi dường như chuyển mình mạnh mẽ khi các phẫu thuật viên được trao các công cụ để khắc phục
sự đau đớn và nhiễm trùng, hai trong số các trở ngại lớn nhất đối với các phẫu thuật lớn. Phương pháp
gây mê ra đời trong thập niên 1840 và khử trùng trong thập niên 1870.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn sự phát triển của ngành phẫu thuật người ta tìm được lời giải thích
phức tạp hơn nhiều đối với những thay đổi quan trọng xảy ra trong thế kỷ 19. Trước hết, các phẫu thuật
viên có thể nêu ra một lịch sử dài các thành công, nếu không trong các phẫu thuật lớn, thì ít nhất cũng là
việc chữa trị các vết thương, vết loét, bệnh ngoài da, gãy xương, trật khớp và nhiều thứ khác. Khi so sánh
với việc điều trị những bệnh nội khoa do các bác sĩ thực hiện, các phẫu thuật viên điều trị các chấn
thương, các bệnh đường tiết niệu, và gãy xương có nhiều lý do để huênh hoang về các phương pháp của
họ. Thật vậy như các nhà phẫu thuật thường cho rằng chính nhờ tài năng và kiến thức của họ nên khoảng
cách giữa nội khoa và phẫu thuật mới hẹp lại, có thể nói rằng họ đã thiết lập được cơ sở cho việc chuyên
môn hóa và canh tân hóa y học thành một ngành quyền uy, thống nhất và bao trùm.

Để có một cái nhìn rộng mở hơn về ngành phẫu thuật, những tiến bộ xảy ra từ thời Ambroise Paré

(1510-1590) đến đầu thế kỷ 19 nói chung là do công lao của các phẫu thuật viên đầy sáng tạo, có học vấn
cao hơn, có đào tạo thực hành, và các nghiên cứu giải phẫu học và sinh lý học. Ngay cả lúc vẫn còn
trung thành với môn bệnh học thể dịch, quan điểm ngoại khoa đã phải tập trung vào các thương tổn khu
trú một cách thực tiễn và tỉ mỉ hơn. Khi sự nghiên cứu mối tương quan giữa diễn biến của bệnh trên
người sống và các thương tổn bệnh học trên người chết được khuyến khích, các thầy thuốc ngày càng
chấp nhận tính giá trị của môn bệnh lý của các thương tổn tại từng phần của cơ thể (localized pathology).
Ngành phẫu thuật không những đã học được nhiều điều từ các công trình nghiên cứu của các thầy thuốc,
mà còn đưa ra một quan điểm thực tiễn, lấy giải phẫu học làm cơ sở để trở thành một nhánh quan trọng
trong y học nói chung.

KỸ THUẬT GÂY TÊ

Trong thế kỷ thứ 18, sự tiến bộ trong nghiên cứu giải phẫu học và sự chấp nhận cách tiếp cận bệnh lý cho
từng vùng của cơ thể, lấy thương tổn làm gốc hay là cách tiếp cận trụ cột (solidistic), đã tạo ra một cái
sườn tri thức dành cho các cải tiến phẫu thuật. Tuy nhiên, ở góc độ bệnh nhân, đau vẫn còn là một lý do
đầy uy lực để tránh không phải làm phẫu thuật thậm chí trong các trường hợp cực kỳ cần thiết. Các nhà
sinh lý học định nghĩa đau là “một cảm giác khó chịu và một trải nghiệm xúc cảm đi kèm với tổn thương
mô thực sự hoặc có khả năng xảy ra”, nhưng, đau lại cần thiết cho việc duy trì và bảo tồn cuộc sống. Đau
là một dấu hiệu cảnh báo cần thiết cho biết tổn thương và chấn thương, nhưng cũng tạo ra các tác động
xấu cho sức khỏe. Thông thường, cái đau thúc giục cơ thể đưa ra các hành vi chấn chỉnh để ngăn không
bị tổn thương thêm, nhưng việc sợ đau cũng làm cho bệnh nhân không chịu nghe lời khuyên răn của
phẫu thuật viên và nha sĩ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.