thế tục đều chống đối việc sử dụng các chất gây say này. Mặt khác, các tác nhân ma thuật được sử dụng
trong các nghi lễ nhằm đưa người sử dụng đến trạng thái xuất thần và tự hủy hoại thân thể có thể tác
dụng chủ yếu qua cách ám thị. Nếu dung dịch thuốc không có tác dụng, người sử dụng thuốc sẽ bị quở là
thiếu lòng tin. Nếu có ai chết vì quá liều, đó là do thần thánh muốn vậy.
Vì thế, sẽ không hợp lý chút nào nếu cho rằng các chế phẩm được dùng để gây say trong nghi lễ sẽ thỏa
mãn các tiêu chuẩn cần có đối với các chất gây mê/gây tê ngoại khoa: sự giảm đau nhất định phải xảy ra,
hoàn toàn và an toàn. Những thứ thuốc thích hợp cho các mục đích nghi lễ có thể gây nên những tác
dụng nguy hiểm và không lường trước được cho một người đang được phẫu thuật. Số liệu thống kê
những trường hợp chết vì sử dụng thuốc quá liều cho thấy, người ta sẵn lòng gánh lấy các nguy cơ khi
chơi thuốc tìm cảm giác vốn là những thứ không được chấp nhận trong các thủ thuật y học. Trong môi
trường tôn giáo, chết là do thánh thần quyết định; nhưng trong phòng mổ, phẫu thuật viên là người lãnh
trách nhiệm.
Nếu các thuốc gây mê là “những chất gây say bị làm giảm độ nồng”, thế thì rượu phải là thứ thuốc đầu
tay trong phẫu thuật. Các chế phẩm có rượu đã được sử dụng làm “liều thuốc nước dành cho kẻ bị kết
án” và khi chuẩn bị các nghi lễ cúng tế bộ lạc, chẳng hạn như lễ cắt da quy đầu và lễ rạch da. Rủi thay,
với lượng rượu lớn cần có để tạo nên trạng thái đờ đẫn sẽ làm cho người bệnh buồn nôn, ói và chết thay
vì chỉ ngủ yên. Các thầy thuốc cũng có thể tìm cách gây trạng thái gây mê tâm lý bằng các cách như thôi
miên, gây ngủ và các nghi thức pháp thuật lên đồng chữa bệnh, cầu nguyện và cách chuyển tượng trưng
cái đau sang một con vật hoặc một món đồ vật. Những phương pháp như thế có thể không tạo được gây
mê và hoàn toàn không đau, nhưng một hỗn dịch của hy vọng và niềm tin sẽ có nhiều khả năng an toàn
hơn là những hỗn dịch của thuốc và rượu đầy phức tạp và không tinh khiết.
Có nhiều hình thức tự gây ngủ được áp dụng tại Ấn Độ, nhưng những thực hành này đòi hỏi phải được
đào tạo, tập trung và tự kiềm chế. Phương thức gây mê/gây tê tâm lý kiểu châu Âu được biết đến nhiều
nhất được một thầy thuốc người Áo tên là Friedrich Anton Mesmer (1734-1815) phát triển. Mặc dù các
phương pháp của Mesmer bị các thầy thuốc công kích và bị các nhà khoa học hoài nghi trong đó có
Benjamin Franklin (1706-1790) và nhà hóa học người Pháp Antoine Laurent Lavoisier (1743-1794), bóc
trần chỉ là trò bịp bợm, nhưng các bệnh nhân nhạy cảm có thể được đưa vào trạng thái thụy du bằng sự
“hấp dẫn động vật”. Không có gì ngạc nhiên khi các thầy thuốc và nhà khoa học nói chung thường nghi
ngờ về dạng thôi miên kiểu Mesmer, bởi vì phương pháp có phần tương tự ngón nghề của đám lang băm.
James Braid (1795-1860) đặt ra một từ mới thôi miên (hypnotism) để tách rời sự nghiên cứu khoa học
thuật gây ngủ Mesmer hoặc “giấc ngủ thần kinh” ra khỏi thuyết duy linh và trò lang băm. Theo Braid,
giấc ngủ nhân tạo là một trạng thái chủ quan phụ thuộc vào tính dễ ám thị của người bệnh. Tuy thế, trên
những người nhạy cảm, nhà thôi miên có thể tạo ra một trạng thái mộng du đủ sâu để người bệnh không
còn cảm giác đau khi được làm phẫu thuật. Để chứng minh khả năng của kỹ thuật này, một nhà “thôi
miên - hộ sinh” nổi tiếng người Pháp đã thôi miên cho các phụ nữ tại một bệnh viện hộ sinh và cho một
con sư tử tại sở thú.
Vào thời điểm các thầy thuốc châu Âu bắt đầu đặt vấn đề nghiêm túc với khoa thôi miên, thì việc gây
mê/gây tê bằng thuốc mê bốc hơi (inhalation anesthesia) dường như đã đạt được sự thắng lợi hoàn toàn.
Có phần nào lạc nhịp với trào lưu lịch sử, John Elliotson (1791-1868), giảng viên y khoa tại Đại học
London, mở ra một bệnh viện dành cho việc nghiên cứu thuật thôi miên Mesmer. Ông ta báo cáo rằng
ngay cả phẫu thuật cắt chi đến đùi cũng có thể thực hiện khi được thôi miên. James Esdaile (1808-1859),