chú ý đến thuật thôi miên Mesmer khi làm việc tại Ấn Độ, cho rằng tỷ lệ tử vong thấp hơn 6% trên 200
ca mổ do ông ta thực hiện khi sử dụng thuật thôi miên để gây mê/gây tê. Rủi thay, khi quay về Scotland
năm 1851, ông ta phát hiện rằng thuật thôi miên không có tác dụng như khi ông ở Ấn Độ. Dần dần, thuật
thôi miên đóng vai trò quan trọng trong ngành phân tâm học hơn là trong kỹ thuật gây mê/gây tê phẫu
thuật. Bác sĩ khoa thần kinh Jean Martin Charcot (18251893) tại Paris đưa thôi miên vào nghiên cứu lâm
sàng chứng hysteria, nhưng ông cho rằng chính trạng thái gây ngủ nhân tạo cũng mang tính bệnh lý. Các
nghiên cứu gần đây về sự đau trong nội tiết học thần kinh (neuroendocrinology) có thể giúp giải thích cơ
chế của thôi miên. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù thôi miên thường bị chê bai chỉ là “ám thị”, thì lại có
nhiều khả năng làm giảm cái đau “thực” nhiều hơn cái đau “tưởng tượng”.
Các phẫu thuật gia đã thử nhiều phương pháp để làm cho bệnh nhân quên đi cái đau trong một cuộc mổ
trước mắt. Một cách trực tiếp, tuy thô bạo, làm cho bệnh nhân mất cảm giác là đấm mạnh vào cằm để
bệnh nhân ngất đi. Kỹ thuật này cũng không chuyên biệt lắm hoặc làm cho bệnh nhân gây tê hoàn toàn,
nhưng nhờ đó, bác sĩ có thể gắp ra viên đạn trước khi bệnh nhân hồi tỉnh. Cũng có thể làm cho bệnh
nhân quên đau bằng cách sử dụng những chất có tính kích thích ngược chẳng hạn như cây lá han gây
ngứa. Ép mạnh vào thần kinh hoặc động mạch có thể làm cho bệnh nhân mất cảm giác đau, nhưng lại có
thể gây ngạt thở và tử vong. Ngay cả cách trích huyết tĩnh mạch cũng có tác dụng làm giảm đau khi
mạnh tay lấy máu cho đến lúc bệnh nhân ngất xỉu. Những cách trích huyết như thế được áp dụng khi
chuẩn bị cho sản phụ đẻ, nắn trật khớp và nắn xương gãy. Những phương pháp này cho kết quả không
lường trước được và không phù hợp các tiêu chuẩn dành cho sự gây mê/gây tê phẫu thuật.
Huyền thoại và truyện kể dân gian đầy rẫy các ẩn dụ về các thứ thuốc nước thần kỳ chẳng hạn như thứ
thuốc nước mà nàng Helen thành Troy làm cạn đi nỗi đau và sự ganh ghét. Rủi thay, các thành phần
trong thứ thuốc giảm đau tuyệt vời trong thần thoại lại bí mật và bí hiểm. Những công thức dễ tiếp cận
hơn của các thứ thuốc gây ngủ điển hình thường chứa quá nhiều thành phần nguy hiểm đến nổi chỉ an
toàn khi hít hơn là nuốt. Khi cho hít, số lượng các thành phần hoạt tính không cần phải tính toán chính
xác, bởi vì chất thuốc hít vào có thể ngưng ngay khi người bệnh đã đạt được hiệu quả mong muốn.
Ngược lại, khi tình trạng quá liều xảy ra thì ta không thể thu hồi được các thứ thuốc được nuốt vào hoặc
được tiêm vào cơ thể.
Nguyên mẫu thời Trung cổ của “quả táo gây ngủ” trong câu chuyện nàng Bạch Tuyết thường có chứa
thuốc phiện, cây khoai ma (mandrake), cây kỳ nham (henbane), cây độc cần (hemlock), rượu nho và xạ
hương. Thường thì người sử dụng được yêu cầu hít mùi hơi xông của quả táo hơn là ăn nó. “Các miếng
xốp gây ngủ” được các thầy thuốc thời Trung cổ khuyến cáo cũng chứa những hỗn dịch tương tự. Đến
thế kỷ thứ 16, các bác sĩ phẫu thuật mô tả các thứ thuốc ưa chuộng như cây khoai ma là những thứ thuốc
độc làm cho các cảm giác lu mờ đi và làm cho đàn ông trở thành hèn nhát. Trong vở kịch Antony và
Cleopatra của Shakespeare, Cleopatra đã an toàn sử dụng cây khoai ma để ngủ trong nhiều giờ trước khi
Antony quay trở lại. Shakespeare có nói đến nhiều tác nhân gây ngủ, chẳng hạn như cây thẩu, cây khoai
ma (mandragora hoặc mandrake), và “các thứ si-rô làm buồn ngủ”, nhưng nói chung những thứ này đều
không đáng tin cậy. Trong thế giới thực, các nhà phẫu thuật nhận thấy rằng những người bị đánh thuốc
cho ngủ như chết trong khi làm phẫu thuật thường không tỉnh lại sau đó. Thuốc phiện được ưa chuộng
nhiều năm sau khi cây khoai ma bị loại bỏ. Các thầy thuốc xuất sắc như Thomas Sydenham (1624-1689)
và John Hunter (1728-1793) cho rằng thuốc phiện là một thứ thuốc có tác dụng mạnh và là bằng chứng
cho sự nhân từ của Chúa. Như ý kiến của Hunter cho một đồng nghiệp hỏi cách điều trị một bệnh nhân bị