LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 380

phải kiên nhẫn và dũng cảm chịu đựng cái đau khi đẻ. Há Thánh kinh chẳng nói rằng Eva bị kết án phải
chịu đựng đau khổ khi sinh con sao? Các bác sĩ sản khoa cảnh báo phụ nữ rằng các cơn đau đẻ cũng
giống như đau chuyển dạ. Vì thế nếu không đau thì sẽ không có cơn co và sẽ không tống thai ra được.
Đau là bản tính cố hữu trong sinh lý phụ nữ và đau đẻ càng làm tăng tính chất dịu dàng, nữ tính và các
xúc cảm làm mẹ.

Bực mình với các cuộc tranh luận, Simpson đưa ra các luận cứ thần học cũng như khoa học để chống lại
các đối thủ. Lấy Thánh kinh để biện hộ cho công việc của mình, Simpson khẳng định rằng lời nguyền
rủa trong Sáng thế ký đã bị vô hiệu bởi đoạn hứa hẹn này trong sách Đệ nhị luật: “Chúa sẽ ban phúc lành
cho bào thai trong bụng mẹ và cho đất đai.” Ngoài ra, từ được dịch là “sorrow” trong trường hợp Eva bị
phát hiện chính là từ “labor”, vốn dùng trong nông nghiệp và sinh con. Hơn thế nữa, Chúa đã đưa ra
nguyên tắc gây mê/gây tê khi Người cho Adam ngủ sâu trước khi lấy chiếc xương sườn. Năm 1853, khi
John Snow (18131858) gây mê cho Nữ hoàng Victoria khi bà này sinh đứa con thứ 8, thì vấn đề liệu một
mệnh phụ có chấp nhận kỹ thuật gây mê/gây tê hay không đã được giải quyết. Khi một trong những con
gái của mình sinh con, Nữ hoàng Victoria nói: “Quả là một ân huệ khi có chloroform”. Khác với các đối
tác người Mỹ, Simpson chết trong danh vọng và trọng vọng. Ông ta được phong tước hiệp sĩ, được bổ
nhiệm làm Ngự y tại Scotland của Nữ hoàng, được Đại học Oxford tặng bằng tiến sĩ danh dự, nhận huy
chương Tự do của thành phố Edinburg, và vào thời điểm ông mất ở tuổi 59, các hoạt động học thuật và
thương mại tại Scotland đều ngưng lại để nhường chỗ cho một trong những lễ tang lớn nhất chưa hề có
nhằm vinh danh một thầy thuốc Scotland.

Trận chiến bản quyền tại Mỹ là một phần trong cuộc luận chiến lớn hơn về chất nào tốt hơn, ether hoặc
chloroform, cũng như tranh luận về giá trị tương đối của sự nghiệp của Simpson và của những người Mỹ
đã phát hiện ra kỹ thuật gây tê xông hơi. Khi tờ báo Edinburgh Daily Review cho rằng việc đưa chất
chloroform vào kỹ thuật gây tê là “phát hiện lớn nhất trong tất cả các phát hiện của thời hiện đại”, thì
Bigelow than phiền rằng Simpson đã quên nhắc tới các đồng nghiệp đi trước người Mỹ và dành quá
nhiều công trạng đối với kỹ thuật gây mê/gây tê ngoại khoa. Để trả lời, Simpson cho Bigelow biết rằng
ông ta coi việc sử dụng chloroform và ether làm chất gây mê/gây tê tự nó không phải là những phát hiện
lớn, nhưng chỉ là những bước đi trong một lịch sử dài trong đó có Humphry Davy, cũng như người Hy
Lạp, La Mã, và các phẫu thuật viên thời Trung cổ đã sử dụng nhiều loại khí gây ngủ. Đối với Simpson và
các đồng nghiệp người Anh của ông, phát hiện ra chloroform là đỉnh cao của một chuyện kể lịch sử
chung chung. Bị chọc tức, Bigelow nhấn mạnh rằng quả là sai khi gọi chloroform là “phát hiện vĩ đại”
trong bất cứ báo cáo nào về gây mê/gây tê ngoại khoa. Ether đã được sử dụng thành công và an toàn
nhiều năm trước khi việc gây mê/gây tê bằng chloroform gây ra “hàng trăm ca tai họa và tử vong”. Theo
Bigelow, báo cáo tự phóng đại mang tính lịch sử của Simpson chẳng qua là một thứ “bụi mờ trong tiệm
bán đồ cổ” được dùng để “che dấu sự thật”. Bigelow muốn rằng thế giới, nhất là người Anh, thừa nhận
sự khác biệt giữa “sự phát hiện hiện đại của kỹ thuật gây mê/gây tê và việc sử dụng ít quan trọng hơn của
chloroform”. Thậm chí sau khi Simpson và Bigelow chết, cuộc tranh luận vẫn còn. Con của Jacob
Bigelow là BS Henry J. Bigelow, muốn chứng minh rõ ràng là người Mỹ đã tìm ra chất gây mê/gây tê
đầu tiên đạt được nguyên tắc “chắc chắn, hoàn toàn và an toàn”. Chất đó là ether chứ không phải
chloroform.

Bản chất thay đổi của ngành ngoại khoa chắc hẳn sẽ làm đau lòng những ai vốn nổi danh nhờ tốc độ và
sức mạnh mà giờ đây phải thấy cảnh các bác sĩ ngoại khoa chỉ dựa vào bàn tay khéo léo và thận trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.