LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 382

ảo tưởng; người bệnh thực sự cảm thấy đau nhưng bị đặt vào một tình huống không thể nào biểu lộ hoặc
nhớ lại kinh nghiệm đã qua. Mặc dù phần lớn các mối sợ hãi này rõ ràng là bị phóng đại, nhưng kinh
nghiệm về sau cho thấy chất gây mê/gây tê, cũng giống như bất cứ thứ thuốc tác dụng mạnh khác, có thể
gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng: loạn nhịp tim nặng, suy tuần hoàn trong khi mổ, viêm phổi sau
mổ, ói có thể làm ngạt thở hoặc tổn thương mô, và nhiều hậu quả khó thấy ở gan, não, thai nhi hoặc trẻ
sơ sinh. Là một chuyên khoa mới, ngành gây mê gồm có kỹ thuật gây tê ngoại khoa, điều trị đau mạn
tính và cấp tính, chăm sóc hậu phẫu, chăm sóc tích cực, chăm sóc tích cực hô hấp, xử lý đau mạn tính,
hồi sức, và y học cấp cứu. Một số khoa gây mê/ gây tê trở thành khoa gây mê/gây tê và y học phẫu thuật
(perioperative). Tuy thế, ngay cả trong điều kiện tối ưu, có đầy đủ phương tiện tối tân, cũng không bao
giờ nên đánh giá thấp những nguy hiểm của gây mê/gây tê. Nhiều khi, gây mê là phần quan trọng nhất
của một cuộc mổ.

Khi xử trí đúng, gây mê/gây tê xông hơi nói chung là an toàn, hoàn toàn và chắc chắn. Tuy nhiên, cảm
giác hoàn toàn không thấy đau cũng không thích hợp cho mọi cuộc phẫu thuật. Mặc dù một số thuốc và
dụng cụ góp phần trong sự phát triển kỹ thuật gây tê tại chỗ, khu vực và tủy sống đã ra đời trước buổi
trình diễn của Morton, nhưng sự phát triển các kỹ thuật đặc biệt để sử dụng những thứ này chỉ thực sự
xảy ra sau khi kỹ thuật gây mê/gây tê xông hơi được chấp nhận. Vào năm 1803, Friedrich Wilhelm
Sertürner (1783-1841) đã phân lập được các tinh thể của một chất làm giảm đau mạnh từ thuốc phiện
thô. Sertürner đặt tên là Morphine, theo tên vị thần giấc mộng của người Hy Lạp là Morpheus. Có thể
dùng đầu mũi dao chích để chấm bột nhão morphine vào chỗ cần làm giảm đau hoặc nhỏ giọt dung dịch
có chứa morphine vào vết thương. Trong thập niên 1850, Charles Gabriel Pravaz (1791-1853) và
Alexander Wood (1817-1884) đã độc lập sáng chế ra một loại kim tiêm rỗng ruột bằng kim loại.
Morphine thường được dùng dưới dạng tiêm để làm giảm đau tại chỗ, nhưng một số bác sĩ phẫu thuật
tiêm morphine trước khi thực hiện ca mổ bằng gây mê toàn thân vì họ tin rằng như thế sẽ ngăn ngừa
được choáng, cuồng sản, ói, và số lượng thuốc mê sẽ ít đi. Heroin, một dẫn chất của morphine được tổng
hợp lần đầu tiên năm 1874, được quảng cáo rộng rãi trong thập niên 1890 là có tác dụng giảm đau an
toàn hơn so với morphine. Sau khi cấu trúc hóa học của morphine được làm rõ vào năm 1923, nhiều dẫn
chất của morphine được thử nghiệm, nhưng ít có chất nào tỏ ra chiếm ưu thế.

Người Inca thời cổ đại đã khai thác thành công những tính chất gây mê/gây tê của lá coca cũng như
những đặc tính làm thay đổi hành vi của thứ lá này, và con cháu của họ tại Peru ngày nay vẫn tiếp tục
dùng lá coca để xua đi cảm giác đau, đói, buồn nôn, mệt mỏi và buồn rầu. Trong lúc người châu Âu
nhanh chóng bắt chước thổ dân châu Mỹ thói quen hút thuốc lá, thì họ bỏ quên lá coca mãi đến tận thế
kỷ 19 khi các nhà hóa học trích được các alkaloid đầy thú vị, trong đó có chất cocaine. Sau khi đọc một
báo cáo về tác dụng sinh lý của cocaine, Sigmund Freud (1856-1939) cho rằng có thể sử dụng thứ thuốc
này trong điều trị các bệnh tâm thần và thể chất. Đem chính thân mình làm vật thí nghiệm, Freud phát
hiện rằng cocaine xua đi sự trầm uất và làm cho tinh thần phấn chấn. Freud thuyết phục Carl Koller
(1857-1944), một thầy thuốc chuyên khoa mắt, thử dùng cocaine để chữa các bệnh đau mắt như mắt hột
và viêm màng mống mắt. Khi nhỏ một dung dịch cocaine vào mắt một con ếch, Koller có thể yên tâm
đụng đến giác mạc. Sau những lần thử thành công trên thỏ và người, Koller công bố phát hiện của mình
tại Hội nghị Nhãn khoa tại Heidelberg năm 1884. Freud cho là Koller có công phát hiện những tính chất
gây mê/gây tê tại chỗ của cocaine, nhưng một số học giả cho rằng Freud xứng đáng là một trong những
người sáng lập ra ngành dược lý học tâm thần qua những nghiên cứu về cocaine của mình. Đến cuối thế
kỷ 19, nhiều loại thuốc mỡ, thuốc bột để hít, thuốc đạn, thuốc lá, xìgà, các thứ biệt dược và đồ uống đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.