LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 384

cái đau như là các vấn đề thuộc sự “suy giảm chức năng” và tàn tật nằm trong phạm vi của y học. Từ
trước đến nay, cái đau chỉ được xem như là một triệu chứng hơn là một chẩn đoán, và vì thế, bản thân cái
đau cũng không được chú ý nhiều. Khi cái đau trong phẫu thuật được khống chế thì dường như người ta
cũng mong đợi là tất cả các hình thức đau khác cũng có thể giải quyết được bằng các thứ thuốc giảm đau
thích hợp. Tuy nhiên, thành công khi áp dụng kỹ thuật gây mê/ gây tê ngoại khoa chưa sẵn sàng mở rộng
sang một vấn đề rộng lớn hơn là xử trí cái đau mạn tính và cấp tính. Kể từ thập niên 1960, bệnh nhân và
những người đứng trên quan điểm bệnh nhân đã nói nhiều về cái đau nhất là đau mạn tính, vốn không
được các thầy thuốc ngoại khoa chú ý lắm. Cái đau mạn tính đã được gọi là một trong những chứng bệnh
khó trị nhất có nhiều người mắc giống như một kiểu bệnh dịch tân thời. Đáp ứng vấn đề này, nhiều bệnh
viện và trung tâm y khoa đã mở ra các phòng khám đa chuyên khoa chuyên xử lý các chứng đau.

NHIỄM TRÙNG HẬU PHẪU

Tác động của kỹ thuật gây mê/gây tê trên số lần phẫu thuật đã được tranh luận nhiều, nhưng khi phân
tích kỹ lưỡng các hình thức phẫu thuật tại các bệnh viện thế kỷ 19 đã cho thấy có sự tương quan giữa sự
phát triển kỹ thuật gây mê/gây tê và số lượng cũng như phạm vi của các phẫu thuật ngoại khoa. Một
phần nào đó, số ca phẫu thuật tăng là do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quá nhanh, nhưng sự
gia tăng của phẫu thuật phụ khoa, nhất là phẫu thuật cắt buồng trứng quả là đáng chú ý; bởi vì nhiều
phẫu thuật loại này được thực hiện chỉ nhằm xử lý những “vấn đề phụ nữ” vớ vẩn và các rối loạn cảm
xúc. Đối với những ai vốn để tâm nghi ngờ rằng các thầy thuốc ngoại khoa thích mổ để “thỏa mãn sự
khát khao muốn cắt cái gì đó”, thì tin rằng họ mổ cho những người bị tai nạn sắp chết không phải vì họ
mong là cứu được nạn nhân, mà bởi vì họ xem đó chỉ là những “dụng cụ để học” hoặc dụng cụ thí
nghiệm. John Bell (1774-1842), một nhà phẫu thuật nổi tiếng, nhà sinh lý học và thần kinh học, cho rằng
một phẫu thuật viên lý tưởng có “bộ óc của thần Apollo, trái tim của sư tử, con mắt của chim ưng và bàn
tay của phụ nữ” nhưng những người cùng thời của ông chẳng qua chỉ là “người man rợ được trang bị vũ
khí”.

Một số phẫu thuật mới có tăng vọt trong giai đoạn hậu gây tê, tiền khử trùng, nhưng cũng có bằng chứng
cho thấy sự gia tăng quá rõ các trường hợp nhiễm trùng hậu phẫu trong thời kỳ này lại liên quan nhiều
đến các kiểu thức đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự nghèo khó và suy dinh dưỡng hơn là kỹ thuật gây
mê/gây tê. Các điều kiện tồi tệ tại bệnh viện, sự cơ cực của bệnh nhân khi nằm viện, và những cái xấu xa
càng ngày càng nhiều do sự nghèo khó và công nghiệp hóa gây nên đó là lời giải thích chung vì sao các
trường hợp nhiễm trùng tại bệnh viện quá phổ biến vào thế kỷ 19.

Lý tưởng mà nói, nên xét phẫu thuật về mặt bệnh nhân có sống sót và hồi phục hay không, nhưng những
tình tiết của phẫu thuật lại có khuynh hướng che mờ đi các chi tiết tầm thường của việc xử lý các vấn đề
sau mổ. Trong giai đoạn trước khi gây mê/gây tê được sử dụng, tốc độ chớp nhoáng, sức mạnh và sự gan
dạ của phẫu thuật viên chính được coi là những lợi thế tốt trong một số trường hợp phẫu thuật. Một hình
ảnh thu nhỏ của kiểu phẫu thuật này là phẫu thuật viên huyền thoại cắt chân tới đùi, cùng với hai ngón
tay của người phụ mổ, và người quan sát có gan đứng nhìn. Những anh hùng được biết nhiều nhất của
thời đại này như William Cheselden (1688-1752), người có thể mổ lấy sỏi bàng quang chưa đầy một
phút, và James Syme (1799-1870), người cắt cụt chi đến khớp háng chỉ trên 60 giây. Các phẫu thuật viên
bị ám ảnh với việc lập kỷ lục làm nhanh như các lực sĩ thời nay, nhưng mục đích của họ là làm giảm
stress, đau và choáng mà người bệnh phải chịu đựng. Theo chiều hướng này, thì kỹ thuật gây mê/gây tê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.