LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 383

chứa cocaine. Được biết nhiều nhất là Coca-Cola, một biệt dược được giới thiệu năm 1886 với tính cách
là một thứ thuốc trị bệnh và thuốc bổ. Ngoài chiết xuất lá coca, Coca-Cola còn có chiết xuất hạt kola,
vốn có hàm lượng caffeine cao. Năm 1906, khi Luật về thực phẩm và thuốc tinh khiết được thông qua tại
Mỹ, các nhà sản xuất Coca-Cola dùng lá coca đã loại chất cocaine, nhưng vẫn giữ caffeine.

William S. Halsted (1852-1922), một trong những bác sĩ phẫu thuật hàng đầu tại New York, thừa nhận
rằng Koller chỉ mới khai thác một phần của cocaine trong việc gây mê/gây tê. Ấn tượng với các tác dụng
của thứ thuốc này, Halsted tiến hành một loạt thử nghiệm trên chính bản thân, các học trò y khoa và các
động vật thí nghiệm. Vì lẽ cocaine gây co thắt các mạch máu, cho nên có vẻ đây là một thứ thuốc gây tê
lý tưởng để làm phẫu thuật các vùng có nhiều mạch máu. Halsted phát triển một kỹ thuật gọi là gây tê
chặn (nerve block anesthesia) - một cách gây mê/gây tê cho từng phần của cơ thể bằng cách tiêm cocaine
vào các thần kinh thích hợp.

Khi sử dụng cocaine, Halsted có cảm giác là sức lực dồi dào hơn, sáng tạo hơn cũng như không còn cảm
giác đau và mệt mỏi, nhưng khi ngừng không dùng cocaine nữa thì cảm thấy chóng mặt, vọp bẻ, lo lắng,
mất ngủ và bị ảo giác. Khi tình trạng nghiện cocaine làm cho ông này không còn đứng mổ được, Halsted
được gởi vào nhà thương điên để điều trị bệnh tâm thần. Ông ta hoàn toàn trở thành một người khác khi
xuất hiện vài năm sau đó, đã dứt nghiện cocaine, nhưng lại nghiện morphine. Được các đồng nghiệp là
William Osler (1849-1919) và William Henry Welch (1850-1934), giúp đỡ và khích lệ, Halsted tiếp tục
sự nghiệp vẻ vang của mình là giáo sư đầu tiên về phẫu thuật của Đại học John Hopkins. Một thế kỷ sau,
các triệu chứng lạm dụng cocaine được liệt kê như: lo lắng quá mức, trầm uất, loạn thần cấp, hoang
tưởng, ảo thính hoặc ảo thị, và co giật sau đó là ngừng tim hoặc ngừng thở.

Lịch sử của gây mê/gây tê gắn liền với các nghiên cứu về ý nghĩa và cơ chế gây đau. Nếu còn lâu người
ta mới hiểu được cơ chế của cái đau, thì vấn đề ngày nay người ta có thể đặt lại vấn đề theo hướng
nghiên cứu nội tiết thần kinh và việc phát hiện các thụ thể opiate và các chất endorphin, tức là những
chất nội sinh có tác dụng giống morphine vào thập niên 1970. Do opium và morphine không phải là các
thành phần tự nhiên của hệ thần kinh, cho nên các nhà khoa học lý luận rằng phải có những thụ thể
opiate đóng vai trò kiểm soát cái đau thông qua một chất giảm đau nội sinh nào đó. Avram Goldstein
(1919-), một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này, cho biết rằng khi nghĩ về các tác dụng của
morphine, ông ta đã tự hỏi “tại sao Chúa lại tạo ra các thụ thể opiate nếu người không tạo ra một chất nội
sinh có tác dụng như morphine?” Vì lẽ các enzyme và cơ chất (substrates) khớp với nhau như khóa và
chìa khóa, cho nên có thể các opiates tự nhiên tương tác với các thụ thể trên tế bào thần kinh là nơi rõ
ràng tương tác với morphine và những thuốc giống morphine. Năm 1973, Solomon Snyder (1938-) và
Candace Pert (1946-) tìm ra các thụ thể opiate ở não. Trong năm này, các nhà khoa học của nhiều phòng
thí nghiệm khác xác nhận phát hiện của họ. Đến năm 1975, các nhà khoa học tìm ra các opiates nội sinh,
đó là những peptide dẫn truyền thần kinh gọi là endorphine hoặc enkephalin có tác dụng giống như
morphine. Người ta cũng phát hiện được nhiều họ endorphine ở não, tuyến dưới đồi, và các mô khác.
Qua các nghiên cứu về hệ thống endorphin, các nhà sinh học thần kinh và dược lý học hy vọng sẽ tìm
được cách kiểm soát sự sản xuất endorphin, phát triển được các thứ thuốc an toàn giống endorphin và xử
lý được cái đau cấp tính và mạn tính.

Mặc dù bệnh nhân và người thường thường tin rằng việc làm giảm đau là một trong những mục đích

hàng đầu của y học, cho tới gần đây sự đau đớn không được chú ý nhiều trong lĩnh vực đào tạo và giáo
dục y khoa. Không nhất thiết phải xem cái đau chủ quan, và hoàn cảnh văn hóa mà người bệnh trải qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.