LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 387

Các phẫu thuật viên bắt đầu cuộc mổ mà không cần chuẩn bị gì đặc biệt; sau khi rời phòng mổ xác, họ
cho rằng chỉ cần rửa sơ qua bàn tay là đủ. Trong cuộc mổ, các phẫu thuật viên mang một tạp dề hoặc
chiếc khăn lớn để bảo vệ quần áo của mình, hoặc thậm chí họ mặc một chiếc áo choàng cũ dính đầy máu
và mủ. Người ta chuẩn bị cho bệnh nhân đi vào cuộc mổ bằng cách thay quần áo ngoài cho họ và lau sơ
qua chỗ mổ bằng một miếng gạc được sử dụng nhiều lần. Những người quan sát thường được phép sờ
mó và xem xét các vết thương cần chú ý. Sau khi gây mê/ gây tê, nhịp độ cuộc mổ không cần hối hả nữa,
nhưng chắc chắn là không thong thả mấy. Không dễ gì bỏ đi các thói quen đã có từ thời tiền-gây mê/ gây
tê. Một phẫu thuật viên lấy làm tự hào về các phương pháp khéo léo tiết kiệm thời gian của mình, chẳng
hạn như dùng răng ngậm con dao trong khi mổ. Họ cứ mặc một chiếc áo choàng cho mọi cuộc mổ cho
tiện, bởi vì nào kim may, chỉ khâu và dụng cụ cứ để trong ve áo, khuyết áo và trong túi để tiện tay dễ lấy.

Sẽ là sai khi cứ suy diễn từ những vụ dịch nhiễm trùng đã càn quét các bệnh viện thế kỷ 19 sang vấn

đề nhiễm trùng phẫu thuật trong các thời đại khác. Thật vậy, người ta cho rằng những giao động về các
tỷ lệ tử vong bệnh viện phản ánh mức độ cùng quẫn trong cộng đồng. Đói kém, bệnh thiếu vitamin, và
bệnh tật chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng đối với nhiễm trùng. Giả thuyết này phù hợp với nhận
xét rằng phẫu thuật thú y tương đối ít gặp phải các vấn đề nhiễm trùng vết thương, mặc dù loại phẫu
thuật này được thực hiện tại những nơi khá thô thiển không quan tâm mấy đến sự vô trùng. Vì thế, bệnh
từ bệnh viện là một thứ bệnh dịch độc nhất của thế kỷ 19, có lẽ do những tác động của cuộc Cách mạng
công nghiệp hơn là sự phản ánh của ngành phẫu thuật từ đời Hippocrates đến Lister.

JOSEPH LISTER VÀ HỆ THỐNG SÁT TRÙNG

Ngành phẫu thuật thế kỷ 19 có mối liên hệ cực kỳ gắn khít với trận dịch bệnh từ bệnh viện đến mức
người ta coi ngành phẫu thuật hiện đại dường như là sản phẩm trực tiếp của hệ thống sát trùng do Joseph
Lister’s (1827-1912) đưa ra. Chắc chắn rằng các yếu tố liên quan đến công cuộc phát triển của ngành
phẫu thuật hiện đại còn phức tạp hơn nhiều, nhưng không nên coi nhẹ tầm quan trọng về việc ngăn ngừa
nhiễm trùng vốn là nỗi day dứt của Lister khi đề cập đến cuộc mổ cùng với chất lượng của sự chăm sóc
sau mổ.

Cha của Lister, Joseph Jackson Lister (1786-1869), là một nhà buôn rượu, ông này có sở thích khoa học
là muốn chế ra một kính hiển vi tiêu sắc. Joseph Lister theo học tại một trường của giáo phái Quaker tại
London and University College trước khi đến Edinburg để học ngoại khoa. Được nhà phẫu thuật vĩ đại
người Scotland, James Syme (17991870), bảo trợ, Lister bắt đầu thích ngành “đầy máu me và giết chóc
nhất” trong nghệ thuật chữa bệnh. Hạnh phúc vì cưới được con gái của thầy học, Lister xây dựng danh
tiếng của mình với tư cách một nhà phẫu thuật, nhà khoa học và thầy giáo. Cũng có sở thích như cha
mình, Lister đưa vào công việc lâm sàng những nghiên cứu hiển vi về sự viêm tấy, nhiễm trùng và đông
máu. Nhờ thành công trong vai trò thầy giáo và phẫu thuật viên phụ tá tại Bệnh xá Hoàng gia tại
Edinburg, năm 1860 Lister được bổ nhiệm là Giáo sư Hoàng gia môn Phẫu thuật tại Glasgow, là nơi mà
Lister đưa ra các kỹ thuật sát trùng. Các ý tưởng và phương pháp của Lister vẫn tiếp tục phát triển, nhất
là khi ông quay về Edinburg năm 1869 để thay thế vị trí giáo sư phẫu thuật lâm sàng của Syme. Năm
1877, Lister quay lại London làm giáo sư phẫu thuật tại King’s College Hospital.

Khác với Ignaz Philipp Semmelweis (1818-1865), Lister là một nhà khoa học thực nghiệm, chia sẻ
những kiến thức của Louis Pasteur (1822-1895) về mối liên quan giữa lý thuyết và thực hành. Giống như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.