thuyết bệnh là do vi trùng, Henle lý luận rằng khoa học không thể chờ đợi các bằng chứng rõ rệt, bởi vì
các nhà khoa học chỉ có thể tiến hành nghiên cứu “dưới ánh sáng của một lý thuyết hợp lý”. Mặc dù lý
thuyết của Henle hầu như bị người đương thời quên lãng, nhưng sau khi khoa vi trùng học lớn mạnh, thì
luận cứ của ông về chất lây nhiễm mới được chú ý đến nhiều.
LOUIS PASTEUR
Săn vi trùng không phải là việc ít gặp trong nửa đầu thế kỷ 19, và Louis Pasteur (1822-1895) không phải
là người đầu tiên lập luận rằng các bệnh truyền nhiễm là do vi trùng gây ra, nhưng công trình của ông
cực kỳ quan trọng ở chỗ đã chứng minh sự liên quan giữa lý thuyết vi trùng đối với bệnh truyền nhiễm,
phẫu thuật, quản lý bệnh viện, nông nghiệp và công nghiệp. Công trình của Pasteur đã soi sáng nhiều
lĩnh vực trong nền khoa học thế kỷ 19, trong đó có hóa học lập thể, sự lên men, thuyết phát sinh sinh vật,
thuyết bệnh là do vi trùng, miễn dịch học, virus học, sự khử trùng, tiệt trùng và việc bào chế các vaccine
bảo vệ. Nhìn chung, Pasteur và các cộng sự của ông đã cùng lúc tham gia vào nhiều vấn đề nghiên cứu.
Do Pasteur cùng một lúc quan tâm đến quá nhiều chuyện cho nên không thể trình bày sự nghiệp của ông
theo thứ tự thời gian được, nhưng sự phức tạp này cũng phản ánh suy nghĩ của ông khi cho rằng “các
khoa học phát triển là nhờ hỗ trợ lẫn nhau”. Sự nghiệp của ông cũng là một trường hợp tiêu biểu cho mối
liên quan giữa nghiên cứu chỉ giải quyết các vấn đề thực tiễn và nghiên cứu chỉ nhắm đến kiến thức khoa
học cơ bản.
Khi còn trẻ, Pasteur là một học sinh chuyên cần, có tài hội họa, nhưng hồi ở trung học, sức học về hóa
học của ông khá xoàng. (Những câu chuyện kiểu này về các nhận xét sai lầm buồn cười do thầy giáo của
những học trò tài năng dường như là phần phải có trong tiểu sử các nhà khoa học lớn, có lẽ để giúp cho
các học sinh học kém có thêm hi vọng và cũng để cho các thầy giáo thận trọng hơn). Năm 1838, Pasteur
đi Paris để học, nhưng do quá nhớ nhà ông đành phải về quê. Thời kỳ này ông chuyển sang vẽ chân dung
để bớt buồn chán và cũng để lấy lại nghị lực quay lại học tiếp. Dần dà, Pasteur quyết định không theo
nghệ thuật nữa mà dành mọi sức lực cho khoa học. Ông miệt mài rèn luyện hóa học và vật lý, nhưng bài
học quan trọng nhất khi học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Paris danh tiếng là quyết tâm áp dụng các
phương thức thực nghiệm mà ông đã học được trong hóa học cho một loạt các vấn đề trong sinh học và y
học, những lĩnh vực mà ông không được đào tạo chuyên sâu.
Những vấn đề và phương pháp nghiên cứu mà Pasteur tiếp thu được khi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ đã
giúp ông nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau. Sự nghiệp của ông bao gồm 9 lĩnh vực được khắc trên các
bức tường cẩm thạch trong một nhà nguyện tại Viện Pasteur Paris nơi ông an nghỉ. Đó là: phi đối xứng
phân tử, sự lên men, những nghiên cứu về cái gọi là sự tự sinh (spontaneous generation), các nghiên cứu
về rượu vang, bệnh của tằm, nghiên cứu về bia, các vaccine bảo vệ và dự phòng bệnh