dạng. Những thí nghiệm này đã loại đi khả năng là một chất độc hoặc độc tố nào đó từ con vật ban đầu
đã gây bệnh cho những con vật thí nghiệm. Chỉ có một tác nhân có khả năng tăng trưởng trong cơ thể
của con vật bị nhiễm mới tạo ra được một chuỗi lây truyền dài như thế.
Trong khi quan sát các trực khuẩn bệnh than nằm trên các lam kính, Koch thấy những chuỗi vi khuẩn
dạng sợi chỉ bắt đầu có các bào tử dạng hạt. Khi môi trường mới được thêm vào, thì những bào tử này
chuyển thành các trực khuẩn hoạt động, bắt đầu tăng sinh trở lại. Tính chịu đựng các điều kiện khắc
nghiệt của bào tử giải thích được nhiều bí mật xoay quanh sự tồn tại của bệnh than trên các đồng cỏ bị
vấy nhiễm. Do các bào tử chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt, cho nên xác con vật chết được chôn
nông có thể cung cấp đủ bào tử để gây bệnh cho các con vật khác nhiều năm sau đó. Nhờ vậy, khi hiểu
được lịch sử tự nhiên của bệnh than, người ta đưa ra ngay các biện pháp phòng bệnh bằng cách xử lý
đúng mức xác những con vật bị nhiễm bệnh.
Tin rằng mình đã giải xong bí ẩn của bệnh than, Koch gởi một bảng tường thuật công trình của mình cho
Ferdinand Cohn (1828-1898), một nhà thực vật học xuất sắc, là chuyên gia hàng đầu của Đức trong
ngành vi trùng học. Bất chấp chút hoài nghi ban đầu, Cohn mời Koch đến Đại học Breslau để trình bày
thí nghiệm của mình. Điều chắc chắn là Koch không phải là tay tài tử đầu tiên mạnh bước vào một cộng
đồng hàn lâm để tuyên bố rằng mình đã tìm ra một giải pháp cho vấn đề lây nhiễm. Tuy nhiên, trong
trường hợp này, Cohn và các cộng sự nhận thấy rằng các kết quả thí nghiệm và những gì trình bày đều
hoàn toàn thuyết phục. Nhờ sự bảo trợ của Cohn, báo cáo ‘Nguyên nhân bệnh than dựa trên vòng đời
của Bacillus anthracis’ của Koch được công bố trên tạp chí Những đóng góp cho Khoa sinh học thực
vật.
Từ cơ sở của công trình về bệnh than, Koch tự tiên đoán rằng ngành vi trùng học sẽ giúp khống chế các
bệnh truyền nhiễm. Nhằm vượt qua sự chống đối của các thầy thuốc và những nhà khoa học bảo thủ,
Koch khuyến khích những người ủng hộ thuyết bệnh là do vi trùng học cách nuôi cấy các chủng vi sinh
thuần nhất, vất bỏ những công việc cẩu thả và suy đoán, và chứng minh giá trị của ngành vi sinh trong
nội dung dự phòng và điều trị bệnh. Về lâu dài, những tiên đoán của Koch đều trở thành sự thật, nhưng
chính Pasteur mới là người chế tạo ra vaccine ngừa bệnh than để dự phòng bệnh này trên cừu và bò.
Ngoài ra, Pasteur cũng giải thích cách mà con giun đất đã tham gia như thế nào trong chuỗi lây truyền tự
nhiên khi chúng đẩy các bào tử trực khuẩn than từ dưới đất sâu lên bề mặt đồng cỏ từ đó chúng gây bệnh
cho những gia súc gặm cỏ. Mặc dù chất lượng không nhất thiết phải tương ứng với số lượng, nhưng điều
thú vị là Pasteur đã công bố 31 bài báo trong khi đó Koch vỏn vẹn chỉ có 2. Những sự khác biệt trong
cách tiếp cận vấn đề cũng như cách để đạt được các giải pháp thực tiễn, càng làm trầm trọng thêm mâu
thuẫn giữa Koch và Pasteur. Bằng cách công kích trực tiếp và công khai công trình của Pasteur, Koch
cho rằng phải xét lại các kết quả của đối thủ vì Pasteur không đưa ra được các cách cấy thuần chủng và
nhấn mạnh đến một thực tế ai cũng biết rõ là Pasteur không phải là thầy thuốc. Đáp trả những ai đã ca
ngợi Pasteur là “Jenner thứ 2”, Koch đã khinh bỉ cho rằng công trình của Edward Jenner liên quan đến
người chứ không phải cừu.
Hình thành được một vaccine bệnh than an toàn và hữu hiệu dành cho người vẫn còn là một vấn đề đến
thế kỷ 21, mặc dù khả năng sử dụng bào tử bệnh than làm vũ khí khủng bố vẫn là một điều khả dĩ. Trong
thập niên 1990, việc chủng ngừa bệnh than được coi là nguyên nhân gây ra Hội chứng chiến tranh vùng
Vịnh trong các binh sĩ Mỹ bị buộc phải tiêm chủng bắt buộc. Mặc dù hiệu quả của vaccine bệnh than còn
tranh cãi, những người chống đối lập luận rằng những thay đổi trong vaccine chưa được kiểm định đầy