đủ và chưa thực hiện các quy định bắt buộc khi sản xuất. Mối nguy hiểm của việc sản xuất trên quy mô
lớn số lượng bào tử bệnh than sử dụng làm vũ khí khủng bố được phát hiện qua một vụ dịch bệnh than
xảy ra vào năm 1979 tại Sverdlovsk, Nga, gần nhà máy Biopreparat, là nơi nghiên cứu các vũ khí hóa
học và sinh học. Lúc đầu, nhà cầm quyền Liên Xô quy trách nhiệm cho thịt bị vấy bẩn. Trong lịch sử
Nga đã từng xảy ra nhiều trường hợp bệnh than liên quan đến những vấn đề về chăn nuôi và chế biến
thịt. Tuy nhiên, 68 trường hợp tử vong xảy ra trong vụ dịch 1979 rõ ràng là do bệnh than hít phải chứ
không phải bệnh than qua đường tiêu hóa. Đến thập niên 1990, những vấn đề về bản chất và mức độ của
chương trình Biopreparat lộ diện.
Sau khi chứng minh nguyên nhân của chứng bệnh cụ thể, Koch quay sang vấn đề chung trong nhiễm
trùng vết thương, vấn đề mà nhà phẫu thuật người Anh, Joseph Lister bắt đầu khống chế được thông qua
hệ thống sát trùng. Nhiều nhà nghiên cứu đã thấy được vi trùng trong các bệnh nhiễm trùng sau chấn
thương, nhưng họ không xác định được những vi trùng đó có phải là các thực thể không chuyên biệt, là
nguyên nhân gây bệnh, hoặc sản phẩm của một số tiến trình bệnh lý. Phần nào đó, công trình của Koch
về nhiễm trùng vết thương là nhằm hỗ trợ quan niệm cho rằng vi trùng hiện diện như những loài riêng
biệt, đã được xác định. Karl von Nägeli (1817-1891), một nhà thực vật học xuất sắc người Thụy Sỹ, giữ
một vị trí đặc biệt trong lịch sử ngành di truyền học vì đã không đánh giá đúng lý thuyết di truyền
(inheritance) của Gregor Mendel (1822-1884). Nägeli công kích quan niệm về loài vi trùng riêng biệt.
Nếu vi khuẩn không hiện diện như loài riêng biệt, thì chẳng có ý nghĩa gì khi nói rằng một vi sinh vật cụ
thể - như trực khuẩn than Bacillus anthracis- lại gây ra một bệnh chuyên biệt. Nhiều người chống đối
học thuyết về nguyên nhân chuyên biệt này cho rằng họ đã “thấy” sự chuyển đổi giữa nhiều loại vi trùng.
Tin rằng những kiểu quan sát như thế bao giờ cũng do các kỹ thuật xét nghiệm tùy tiện, Koch cho rằng
nhà khoa học cần có các phương pháp đáng tin cậy nhưng đơn giản nhằm đưa ra được các môi trường
thuần khiết và chuẩn hóa các phương tiện chuẩn bị vi trùng để đem ra xét nghiệm dưới kính hiển vi.
Những nghiên cứu về các bệnh nhiễm trùng có nguyên nhân từ chấn thương đã khiến Koch tin rằng mỗi
tình trạng nhiễm trùng là do một loài vi sinh vật khác nhau gây ra. Ông cũng chứng minh được là trong
máu và mô của động vật khỏe mạnh không hề tìm thấy vi trùng. Tiếc thay, cộng đồng y khoa diễn giải
sai bằng chứng của Koch về khả năng ứng dụng thuyết bệnh do vi trùng vào các nhiễm trùng vết thương,
cho đó chỉ là những chuyện ít gặp trong phòng thí nghiệm liên quan đến sự hoại thư và nhiễm trùng
huyết trên chuột nhắt. Mặc dù Koch coi trọng tính chính xác các kỹ thuật của mình, nhưng ông không có
khiếu như Pasteur trong việc chọn và bố trí những sự kiện gây ấn tượng, gây chú ý. Các đồng nghiệp của
Koch hẳn đã quan tâm nhiều hơn nếu ông chứng minh được mối liên hệ giữa công trình của mình về sự
nhiễm trùng trên chuột nhắt và bệnh của người. Trong trường hợp này, rõ ràng là bất lợi khi làm việc một
mình tại vùng thôn dã, thay vì tại một trung tâm y khoa đô thị dễ dàng tiếp cận với các phương tiện lâm
sàng. Tuy nhiên, Joseph Lister đã hiểu rõ những tác động từ công trình của Koch, và chính Lister giữ vai
trò chính giúp cho tài liệu Nguyên nhân các bệnh nhiễm trùng do chấn thương của Koch dịch sang tiếng
Anh.
Sau nhiều năm kiên trì theo đuổi công việc nghiên cứu nhưng vẫn duy trì phòng mạch tư, cuối cùng
Koch cũng chọn được chức vụ lãnh đạo một phòng thí nghiệm nghiên cứu vi trùng mới thành lập nằm
trong Văn Phòng Y tế Hoàng gia tại Berlin. Đến năm 1885, ông trở thành Giáo sư môn Vệ sinh tại Đại
học Berlin và là Giám đốc Học viện Vệ sinh của trường Đại học, tước vị này ông giữ đến năm 1891 khi
Viện các bệnh truyền nhiễm được thành lập dành riêng cho ông. Dù rằng thành công trong nghề nghiệp,