các bệnh bí hiểm của con nít như đái dầm, bí tiểu, ho, và mọc răng. Do đứa trẻ thường được nuôi bằng
sữa mẹ trong ba năm, cho nên thuốc được ghi cho mẹ hoặc vú em.
Do người Ai Cập ướp xác người và các động vật khác, cho nên họ có cơ hội nghiên cứu giải phẫu học so
sánh. Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều hài cốt hoặc xác ướp của sư tử, khỉ đầu chó (baboon), cò quăm, cá,
mèo, chó và cá sấu trong các ngôi mộ và những nghĩa địa đặc biệt. Tuy nhiên, dù rằng có đến hàng thế
kỷ đầy kinh nghiệm ướp xác, các quan niệm về giải phẫu học vẫn còn rất sơ sài. Thợ ướp xác, chỉ là thợ
thủ công chứ không phải là các thầy thuốc thực hành hoặc các nhà khoa học không vụ lợi. Thậm chí họ
dường như cũng mù mờ về công việc mở banh xác ra. Trước khi thực hiện nghi thức này, một người gọi
là thư lại sẽ vẽ ra một đường dọc theo bên hông cái xác. Còn đối với người rạch da thực sự, người này sẽ
bị đám đông làm một số động thái tượng trưng như chửi rủa, ném đá và nguyền rủa đuổi đi.
Khoa coi bói bằng cách xem xét các cơ quan trong cơ thể con vật (Haruspicy), cũng là một nguồn cung
cấp các thông tin về giải phẫu học. Do cấu trúc, kích cỡ và hình dạng của các cơ quan trong bói toán là
để dự báo những điềm quan trọng, cho nên khoa coi bói này có lẽ đã làm cho người ta quan tâm đến việc
nghiên cứu giải phẫu học nhiều hơn là thuật ướp xác. Cơ sở ủng hộ giả thuyết này tìm thấy trên những
ký hiệu tượng hình có hình dáng động vật được dùng để chỉ các cơ quan ở người. Các nhà Ai Cập học đã
lên được danh mục của trên một trăm dấu hiệu giải phẫu học; nhiều tên được áp dụng cho mọi bộ phận
của ống tiêu hóa, giữ phần rất quan trọng. Ngược lại, những thứ khác như thần kinh, động mạch, tĩnh
mạch đều không được hiểu nhiều và hầu như không phân biệt được.
Các hiện tượng sinh lý và bệnh lý được giải thích theo cách chuyển dịch của các chất dịch trong một hệ
thống các ống dẫn mang chất bổ dưỡng nuôi cơ thể cũng giống như lũ lụt sông Nile mang lại chất nuôi
dưỡng cho đất đai. Có một hệ thống phức tạp các mạch máu mang máu, dịch nhầy, nước, khí, tinh dịch,
nước tiểu, nước mắt. Quả tim, “trung tâm của trí tuệ”, dứt khoát là nơi tập trung của các mạch máu,
nhưng cũng cũng có một nơi hội tụ khác các ống dẫn nằm kế cận bên hậu môn. Do trực tràng và hậu
môn đều có liên quan đến chất thối rữa nguy hiểm, cho nên việc sắp xếp các mạch máu như thế đã làm
cho toàn bộ hệ thống dễ bị ô uế bởi các sản phẩm thối rữa bên trong.
Là một biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt cho nên quả tim được để lại trong cái xác trong quá trình ướp xác.
Các vị thần sẽ “đo tấm lòng” để phán xét người chết. Sợ rằng tim của họ không được cân đo, người Ai
Cập đã cẩn thận gia cố các ngôi mộ của họ bằng các thứ bùa ma thuật được thiết kế để bảo đảm được
phán xét thành công. Khi cân đo quả tim người chết, các vị thần có thể đánh giá được đạo đức của họ khi
còn sống. Trên người sống, thầy thuốc đo lường sức khỏe bằng cách đặt ngón tay bắt mạch ở đầu, cổ,
bao tử, và tứ chi bởi vì quả tim biểu lộ qua các mạch máu của cơ thể. Thật vậy, phần kiến thức về quả
tim và chuyển động của quả tim được gọi là “bí mật của thầy thuốc”. Các thầy thuốc biết rằng ngất xảy
ra khi quả tim không lên tiếng. Nếu quả tim và các mạch máu bị vấy bẩn bởi chất thối rữa hoặc sức nóng
từ trực tràng, thì người bệnh sẽ bị ốm, suy nhược và cuối cùng mất tri giác.
Năm 1862, Edwin Smith (1822-1906), nhà Ai Cập học tiên phong, đã mua một cuộn giấy cói được tìm
thấy trong một ngôi mộ gần Luxor. Smith cố gắng giải mã tài liệu này nhưng không mấy thành công. Khi
James Henry Breasted (1865-1935) hoàn tất bản dịch cuộn giấy vào năm 1930, ông ta đã làm thay đổi
các tư tưởng về tầm quan trọng tương đối của ma thuật, kinh nghiệm và phẫu thuật trong y học của người
Ai Cập. Breasted cho rằng cuộn giấy của Smith là một thứ tài liệu có giá trị đặc biệt, chính nó là một bộ
sưu tập hệ thống các ca bệnh cung cấp cho thầy thuốc những thông tin quan trọng về cơ thể và sinh lý