học. Có những phần trong cuộn giấy Smith được chép từ các tài liệu rất cổ cho nên các tục ngữ và quan
niệm trong nguyên bản hầu như không thể nào hiểu được. Vì thế, người thư lại biên soạn tài liệu đã phải
đưa thêm phần giải thích nhằm giúp cho người cùng thời hiểu được bản văn, nhờ vậy các nhà Ai Cập học
hiện đại mới có được các thông tin có giá trị.
48 ca bệnh được lưu giữ trong cuộn giấy Smith được xếp đặt một cách hệ thống từ đầu xuống chân theo
thứ tự từ nhẹ đến nặng. Mỗi ca bệnh có một tiêu đề, các chỉ dẫn cho thầy thuốc, tiên lượng khả dĩ và
cách điều trị thích hợp. Bệnh tật được chia ra làm ba loại: những bệnh chắc chắn chữa khỏi được, những
bệnh có thể chữa nhưng kết quả không chắc chắn và những bệnh nan y mà không có cách điều trị nào
nên thử.
Trong phần gọi là “Sách nói về các vết thương” trình bày cách điều trị các loại gãy xương, trật khớp, vết
cắn, ung bướu, vết loét và áp-xe. Xương gãy được bó lại bằng nẹp làm từ xương bò, sau đó quấn bằng
băng có nhúng nhựa cây làm cho mau đông cứng lại. Thừa nhận rằng các loại gãy xương hở đều có tiên
lượng xấu, người thầy thuốc nào vốn chỉ quen với các loại gãy xương đơn giản hoặc gãy kín, cần phải
biết rằng gãy hở là một thứ bệnh ngoài khả năng chữa trị. Thuốc cao hoặc băng dính thường được sử
dụng để làm khép vết thương, nhưng một số vết thương cần phải may lại. Các nhà phẫu thuật Ai Cập sử
dụng nhiều loại băng, các loại thuốc cao dính, nẹp, dây đeo, ống dẫn lưu, nút chặn, chất tẩy rửa, và đốt
mô cũng như các thứ dụng cụ bằng đồng thiếc, trong đó có dao mổ và kim tiêm. Những cuộc khai quật
tại ngôi mộ của một thầy thuốc thuộc vương triều thứ 5 đã phát hiện nhiều dụng cụ phẫu thuật bằng
đồng, cũng như nhiều tượng nam và nữ thần.
Mặc dù người Ai Cập đã quen với tác dụng gây ngủ của thuốc phiện và cây kỳ nham (henbane), nhưng
không có bằng chứng trực tiếp là những chất này được dùng làm thuốc gây mê/gây tê trong phẫu thuật.
Một cảnh tả việc cắt bao quy đầu cho người đàn ông có ghi thêm dòng chữ “để làm cho dễ chịu” được
giải thích là người ta đã dùng đến kỹ thuật gây mê/gây tê. Tuy nhiên, cũng có một cảnh tương tự loại
phẫu thuật này lại kèm lời ghi: “Giữ cho chặt để anh ta khỏi té”. Do cắt bao quy đầu là một nghi thức tôn
giáo, cho nên thủ thuật này thuộc lĩnh vực của giới tu sĩ và không được đề cập trong mọi chuyên luận y
học. Các dụng cụ phẫu thuật dùng trong cắt bao quy đầu đã được trưng bày trong một số ngôi đền Ai
Cập. Một hình ảnh minh họa hình như trình bày lễ khai đao, nhưng lại không rõ vai trò của thầy tu ở đây:
ông ta là người cắt hay là người bị cắt bao quy đầu.
Mặc dù Amenhotep II và III đều được cắt bao quy đầu, nhưng các xác ướp được coi là của những người
tiền bối của họ là Amenhotep I và Ahmose I, lại không cắt bao quy đầu. Các nghiên cứu trên các xác ướp
đàn ông thời cổ đại cho thấy rằng việc cắt bao quy đầu không phải là ít gặp tại Cựu Vương triều, nhưng
thủ thuật này có lẽ phổ biến trong giới tu sĩ và quý tộc vào các thời kỳ sau này. Mặc dù có những bức
tranh mô tả thủ thuật này trên đàn ông, nhưng lại không có hình ảnh nào về thủ thuật cắt âm vật ở phụ
nữ, thủ thuật mà ngày nay ta gọi là cắt xẻo cơ quan sinh dục nữ. Ngay cả ngày nay cũng cùng một cách
thức: cắt bao quy đầu cho một bé trai là được cử hành công khai, nhưng cắt âm vật nữ thì lại giấu kín
chẳng kèn trống gì cả.
Ngày nay tại vùng đất Ai Cập vẫn còn tồn tại hủ tục cắt âm vật phụ nữ bao gồm cắt bỏ âm vật và các bộ
phận sinh dục nữ bên ngoài. Khâu kín bộ phận sinh dục ngoài (infibulation) là hình thức cực đoan nhất
của việc cắt xẻo cơ quan sinh dục bao gồm cắt bỏ toàn bộ âm vật, môi nhỏ và nhiều phần của môi lớn.
Strabo, nhà địa lý học người Hy Lạp, từng viếng Ai Cập vào năm 25 trước CN, đã cho biết người Ai Cập