sulfa được kê đơn bừa bãi cho các trường hợp nhiễm trùng không rõ nguyên nhân, tùy tiện cho những ca
nghi nhiễm lậu cầu, và thậm chí còn rắc vào các vết thương nữa.
Được hoan nghênh là “thần dược” từ thập kỷ 1930, nhưng đến cuối thế chiến thứ 2, thì thuốc sulfa đã bị
coi như lạc hậu. Domagk cho rằng một phần có thể là do sức đề kháng tự nhiên giảm vì stress chiến tranh
và suy dinh dưỡng, sự lan truyền của những chủng kháng thuốc đầu tiên lại được nhồi thêm “sự chấn
động chung trước và sau chiến tranh”, và sự hình thành những chủng kháng thuốc trong quá trình điều
trị. Domagk cảnh báo, những thất vọng kiểu này rồi cũng xảy ra với penicillin nếu các thầy thuốc không
đánh giá được những yếu tố đưa tới sự hình thành và phát tán các chủng kháng thuốc.
Thế hệ kế tiếp của những thứ thuốc thần kỳ điều trị bệnh truyền nhiễm lại bắt nguồn từ một góc tối của
cái nhà kho thiên nhiên. Đến thập niên 1870, nhiều nhà khoa học nhắc tới ý nghĩa của “sự cạnh tranh
sống còn” (antibiosis) (đấu tranh để tồn tại giữa các vi sinh vật khác nhau), nhưng theo ý kiến nhiều
người, kỷ nguyên kháng sinh bắt đầu vào năm 1928 khi Alexander Fleming (1881-1955) khám phá ra
penicillin. Dĩ nhiên câu chuyện thực sự lại phức tạp hơn nhiều. Thật vậy, trong bài phát biểu nhân dịp
nhận giải Nobel năm 1945, Fleming cho rằng việc phát hiện ra các chất “sát trùng tự nhiên” đã xảy ra từ
rất lâu bởi vì các nhà vi trùng học thế hệ của ông đã cho rằng sự đối kháng giữa các vi sinh vật là lẽ
đương nhiên chứ không phải là một hiện tượng cần khảo sát.
Fleming phát hiện ra tác dụng của nấm Penicillium notatum trên vi trùng từ năm 1928. Trong vòng một
năm, ông ta đã chứng minh là các chế phẩm penicillin thô giết chết một số vi trùng nhưng có vẻ như vô
hại cho các động vật cấp cao. Penicillin không phải là chất kháng khuẩn đầu tiên mà Fleming khám phá.
Vào năm 1922, ông tìm thấy cái mà ông gọi là “một chất men kháng khuẩn mạnh” trong các chất dịch
mũi, nước mắt và nước bọt. Mặc dù enzim này, được đặt tên là “lysozyme” có vai trò trong hệ thống
phòng vệ tự nhiên của cơ thể, nhưng lại không phải là một viên đạn thần kỳ trên thực tế. Như Fleming
thường hay nói, ông không phải là nhà hóa học. Howard Florey và Ernst Boris Chain, những người sau
này đã kiểm định và tinh chế penicillin, đã tìm ra cấu trúc hóa học và phương thức hoạt động của
lysozyme.
Khi Alexander Fleming được 7 tuổi thì bố ông, một lão nông người Scotland, qua đời. Do hoàn cảnh gia
đình eo hẹp, Fleming bỏ đi làm kế toán nhiều năm trước khi nhận được một món tiền thừa kế nhỏ cho
phép ông ta theo học trường y St. Mary tại London. Là sinh viên chín chắn hơn các bạn, Fleming nổi trội
trong các kỳ thi, bơi lội và bắn súng. Sau khi tốt nghiệp năm 1908, ông ta xin làm trợ lý cho Almroth
Wright (1861-1947), nhà vi trùng học nổi tiếng nhưng lập dị. Fleming quan tâm đến những tác nhân giết
được vi trùng là do kinh nghiệm khi trong thời gian tham gia Đoàn Quân Y Hoàng gia trong thế chiến
thứ nhất. Khi chăm sóc các vết thương nhiễm trùng vốn rất thường xảy ra sau trận chiến, Fleming tin
rằng các chất sát trùng hóa học nói chung đều gây nguy hại cho mô của người hơn là các vi trùng xâm
nhập.
Sau chiến tranh, Fleming quay lại St. Mary để tiếp tục nghiên cứu về các chất kháng khuẩn. Theo những
gì mà ta biết về huyền thoại penicillin, một bào tử bay qua cửa sổ vào phòng thí nghiệm của Fleming và
rớt trên một dĩa Petri trong đó ông đang cấy tụ cầu (staphylococci). Trong công việc hàng ngày tại phòng
thí nghiệm việc các canh cấy vi trùng bị dính vấy vi nấm là chuyện thường ngày, thường được coi như
một dấu hiệu không làm đúng kỹ thuật vô trùng và có phần nhếch nhác. Thừa nhận sự liên quan này,
Fleming hay nói rằng có lẽ ông ta chẳng phát hiện được thứ gì nếu mấy chiếc ghế trong phòng thí