LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 462

trò tiềm năng của Interferon trong điều trị ung thư đã thu hút sự chú ý của báo chí, các nhóm ủng hộ
bệnh nhân và thành viên Quốc hội Mỹ.

Những thí nghiệm sơ bộ về hiệu quả lâm sàng của interferon chống lại ung thư xương (osteogenic

sarcoma) vào đầu thập kỷ 1970 đã được nhà virus học Mathilde Krim (1926-) quan tâm. Bà này đã phát
động một phong trào ủng hộ nghiên cứu về interferon để làm chất chống ung thư. Krim, đã lấy bằng Ph.
D tại đại học Geneva, Thụy Sỹ. Năm 1962, bà làm việc cho Viện Nghiên cứu Ung thư Sloan-Kettering.
Từ 1981-1985, bà là Giám đốc Phòng thí nghiệm Interferon của viện này. Interferon đầu tiên được cổ
súy như là một thứ “thần dược” tiềm năng, được coi là có tính dung nạp tốt vì đó là một “chất tự nhiên”.
Tuy nhiên, các thử nghiệm trên lâm sàng lại rất thất vọng về mặt hiệu quả và an toàn. Các tác dụng bất
lợi của interferon gồm có: sốt, rét run, mệt, chán ăn, giảm số lượng bạch cầu, và rụng tóc. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu sâu hơn, interferon dành được vai trò trong điều trị một số ung thư và bệnh do virus. Ngoài
công trình về interferon, Krim khá nổi tiếng với vai trò nhà giáo dục y tế và nhà hoạt động cho AIDS. Bà
ta là người sáng lập ra tổ chức AIDS Medical Foundation (1983), sau này trở thành tổ chức nghiên cứu
bệnh AIDS của

Mỹ (American Foundation for AIDS Research). Năm 2000, Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huy
chương tự do của Tổng thống cho bà Krim vì những cống hiến của bà trong giáo dục và nghiên cứu về
AIDS.

Kể từ 1971, khi Tổng thống Richard M. Nixon (1913-1994) tuyên chiến với ung thư, các nhà ung thư

học và bệnh nhân ung thư đã trải qua nhiều lần hồ hởi và tuyệt vọng lẫn lộn. Từ thập niên 1970, câu
“chiến tranh với ung thư” đã được sử dụng để đẩy mạnh chi tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong
chung do ung thư không giảm có ý nghĩa kể từ khi tuyên chiến. Những người chỉ trích thì nhấn mạnh
rằng cuộc chiến đã bị chệch hướng nặng nề vì những dự báo và cách triển khai quá lạc quan. Ngoài ra,
những lời hô hào quá cường điệu thường đưa các thông tin không đúng và sai lệch đến công chúng. Các
báo cáo quá vội vàng về những “đột phá” và các “thứ thuốc thần” đã làm cho nhiều người tin rằng ung
thư là một bệnh về cơ bản khá giản dị và cứ chi đủ kinh phí là sẽ tìm ra ngay viên đạn thần kỳ. Các nhà
khoa học chỉ ra rằng các nguồn kinh phí và kỹ thuật trong cuộc chiến chống ung thư đã kích thích những
phát triển cách mạng trong ngành sinh học phân tử và kỹ thuật sinh học. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ và
công chúng, lại chuộng cách hỗ trợ việc nghiên cứu theo nhiệm vụ được giao hơn là những tìm tòi khoa
học cơ bản.

DI TRUYỀN HỌ C, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC GENE VÀ Y HỌC

Đối với những bệnh có nguyên nhân từ gene khuyết tật thay vì các vi sinh vật hoặc các tiến trình thoái
biến liên quan đến tuổi già, thì người chữa bệnh trong tương lai có thể là một kỹ sư di truyền hơn là một
nhà miễn dịch học. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2000, các nhà lãnh đạo của Dự án Bộ gene con người
tuyên bố là đã hoàn tất các dự thảo về toàn bộ bộ gene con người và chuẩn bị công bố trên tạp chí Nature
của Anh và tạp chí Science của Mỹ. Francis Collins, giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về Bộ gene con
người, đã tiên đoán rằng ngành hệ gene học (genomics) sẽ làm một cuộc cách mạng trong nội dung chẩn
đoán, y học dự phòng, và điều trị trong chừng vài thập kỷ. Đặc biệt là ngành hệ gene học sẽ giúp cho các
thầy thuốc dự đoán được các kiểu thức của bệnh và các phản ứng của thuốc trên từng bệnh nhân. Khi Dự
án Bộ gene con người hoàn tất, các nhà khoa học bắt đầu sử dụng ngay một phần các bản đồ để định vị,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.