LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 467

mắc bệnh. Từ 1800 đến 2000, kỳ vọng sống tính từ lúc mới sinh là 30 năm đã tăng lên con số 67 năm
trên toàn thế giới. Tại các nước công nghiệp hóa, giàu có, kỳ vọng sống tính từ lúc mới sinh đã cao hơn
75 năm. Mặc dù các kiểu thức tỷ lệ tử vong và mắc bệnh đã thay đổi nhiều trong một thời khoảng tương
đối ngắn trong lịch sử nhân loại, nhưng những cách biệt lớn về kiểu thức bệnh tật và kỳ vọng sống đã
làm phân cách các nước giàu có ra khỏi các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, cái gọi là các nước đang
phát triển chiếm tới 80% số dân toàn cầu. Tại châu Phi và những nơi khác thuộc thế giới đang phát triển,
trên 60% các trường hợp tử vong là do các bệnh truyền nhiễm. Tại châu Âu, tử vong do bệnh truyền
nhiễm chỉ chiếm 8%. Có lẽ nỗi lo sợ do AIDS gây ra sẽ làm đảo ngược khuynh hướng của các nước giàu
có vốn cho rằng các bệnh truyền nhiễm đã được khống chế và rằng những bệnh lây của các nước thuộc
thế giới thứ ba là không quan trọng. Bệnh AIDS đã chứng tỏ rằng những thứ thuốc bằng hóa chất cuối
cùng cũng bó tay khi vi trùng tràn ngập cơ thể nếu các hàng rào phòng vệ miễn dịch tự nhiên không tham
gia vào trận chiến. Các chế độ điều trị mới đắt tiền, đầy phức tạp đã chuyển đổi AIDS từ một bệnh gây
chết người thành một bệnh mạn tính, ít nhất cho những ai có đủ tiền theo đuổi điều trị, nhưng các
phương thuốc tự nó không hẳn là không đem lại nguy cơ và các tác dụng có hại. Dĩ nhiên, đa phần các
kẻ thù cũ của thế giới, chẳng hạn như lao, sốt rét, sởi, tả và trên hết là nghèo khó và suy dinh dưỡng,
cũng chưa hề từ bỏ vai trò “tử thần lấy mạng hàng triệu người”.

Các sai sót trong y học đã trở thành một chủ đề được nghiên cứu nhiều và được tranh luận dữ dội từ thập
niên 1990. Mặc dù các tài liệu của y học Hippocrates cũng đã đánh giá vấn đề các sai sót trong y khoa và
thực tế là các can thiệp y học thường kèm theo những phản ứng có hại không chủ ý, nhưng những phê
bình gần đây về nghề y hiện đại đã chẩn đoán cái mà họ gọi là “một trận dịch khủng khiếp các sai sót
trong y khoa”. Năm 1999, viện Y học thuộc Hàn lâm viện quốc gia các khoa học đã công bố một báo cáo
có tên Sai sót là bản chất của con người (To Err is Human), trong đó ước tính hàng năm có khoảng
100.000 người Mỹ chết là do các sai sót y khoa xảy ra trong bệnh viện, trong đó có khoảng 7.000 ca là
do cho thuốc sai và các phản ứng có hại do thuốc. Một số chuyên gia chắc chắn rằng những con số ước
tính này còn thấp.

Các tác dụng có hại của thuốc lại trở nên phức tạp thêm do những tương tác không dự kiến giữa các thứ
thuốc, các thuốc bổ sung vào thực phẩm, và thức ăn, và có khả năng là các phản ứng độc đối với một thứ
thuốc nào đó sẽ chỉ phát hiện được khi có một số lượng lớn người sử dụng thứ thuốc mới trên trong một
thời gian dài. Các công ty dược và các nhà nghiên cứu đã đưa ra một từ mới, theranostics (liệu
pháp/chẩn đoán = diagnostics therapy) để đề ra một chiến lược kết hợp các test chẩn đoán với liệu pháp
dùng thuốc theo mục tiêu. Người ta sẽ kết hợp với liệu pháp thuốc nhắm tới một gene hay một protein
chuyên biệt những test chẩn đoán nào có thể phát hiện những bệnh nhân có nhiều khả năng được giúp đỡ
hoặc bị tổn thương nhất khi sử dụng thuốc mới. Kể từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhiều loại test
như vậy đã được phát triển để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư bạch huyết, ung thư vú, ung thư đại
tràng-trực tràng, và ung thư phổi. Nhiều người hoài nghi cho rằng, mặc dù “y học cá nhân” là một mục
đích đáng khâm phục, nhưng các công ty dược quan tâm nhiều đến việc sản xuất những thứ thuốc để
chữa bệnh cho nhiều người hơn là thuốc chỉ nhắm vào một nhúm nhỏ các bệnh nhân. Những người ủng
hộ liệu pháp chẩn đoán thì lập luận rằng khi tính hiệu quả và an toàn được nâng lên, thì sẽ kích thích sự
phát triển và chấp thuận trong việc đưa ra nhiều thứ thuốc mới hơn nữa để điều trị các bệnh mạn tính và
bệnh truyền nhiễm cũng như các loại ung thư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.