LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 77

ngoại. Plato và Aristotle đều ngưỡng mộ Hippocrates, mặc dù ông dạy nghề thuốc có thu tiền. Không
phải mọi tác gia thời cổ đều ca tụng Hippocrates. Ông tổ ngành y bị tố cáo là đã đốt thư viện y học tại
Cos nhằm không để cho ai có cơ hội cạnh tranh với mình. Cũng có một câu chuyện không hề mang tính
bợ đỡ tố cáo Hippocrates ăn cắp các đơn thuốc của Asclepius trước khi đốt cháy đền thờ vị thần này và
tự cho mình phát minh ra môn y học lâm sàng.

Một truyền thuyết khác cho biết rằng vị đại danh sư chưa bao giờ nghĩ đến việc thu tiền khám bệnh và
luôn sẵn sàng thừa nhận các sai sót của mình.

Dù rằng có nhiều điều chưa rõ về chính bản thân Hippocrates, tổng tập gồm khoảng 50 đến 70 khảo luận
và tài liệu được gán cho ông là tác giả rõ ràng đó là nền móng cho nền y học phương Tây. Điều khôi hài
là, khi các học giả biết rõ hơn về các tài liệu do cổ nhân viết, thì họ phải thừa nhận rằng không còn mấy
ranh giới phân biệt giữa những công trình thực và giả của Hippocrates. Tuy vậy, qua suốt các thời kỳ Hy
Lạp, La Mã và thời Trung cổ, những văn bản đã đi vào trong tổng tập Hippocrates vẫn còn đủ thẩm
quyền và có giá trị để nghiên cứu, diễn giải và chú dẫn. Trong lịch sử phương Tây, y học Hippocrates
được kính trọng vì nhấn mạnh vào vai trò của bệnh nhân thay vì chứng bệnh, quan sát hơn là lý thuyết,
tôn trọng sự kiện và kinh nghiệm hơn là các hệ thống triết lý, “chờ cho liệu pháp đạt kết quả” (khá giống
với “chờ đợi và theo dõi”) hơn là “can thiệp mạnh” và phương châm của nền y học Hippocrates “Ít nhất
cũng không làm hại người bệnh”.

Một trong những châm ngôn đặc sắc và quan trọng nhất của nền y học Hippocrates nằm trong tài liệu
“Bàn về nền y học cổ đại”. Luận điểm chính của tác phẩm này là chính bản thân tự nhiên cũng có vai trò
chữa bệnh rất mạnh. Vì thế, mục đích của người thầy thuốc là trau dồi các kỹ thuật để mang lại sự hài
hòa với các tác dụng chữa trị tự nhiên nhằm giúp cho cơ thể phục hồi được sự cân bằng hài hòa. Những
điểm đặc sắc của tài liệu Hippocrates là các mô tả cảm quan về các triệu chứng của nhiều bệnh khác
nhau, các kiến thức về y học liên quan đến địa lý và nhân chủng học, và các ghi nhận cho rằng khí hậu,
thể chế xã hội, tôn giáo và chính quyền có thể tác động đến sức khỏe và bệnh tật.

Khi đưa tự nhiên và suy luận ra để giải thích các hiện tượng của sức khỏe và bệnh tật, các thầy thuốc
trường phái Hippocrates đã gạt bỏ sự mê tín, bói toán và ma thuật. Nói cách khác, nếu toàn bộ vũ trụ là
thống nhất và tự nhiên, thì các hiện tượng cũng chỉ là một phần của tự nhiên. Nếu các vị thần tham gia
vào một hiện tượng nào đó, thì đồng thời họ cũng tham gia vào tất cả các hiện tượng. Như vậy, nơi nào
cũng là tự nhiên, dù đó là thiên nhiên hay thần thánh. Tuy Hippocrates chế giễu những sự lừa bịp đối với
việc chữa bệnh mang tính tôn giáo, nhưng ông ta lại không chống đối việc cầu nguyện hoặc lòng mộ đạo.
Hippocrates thú nhận “Cầu nguyện nói chung là tốt, nhưng trong khi cầu khẩn thần thánh thì chính mình
cũng phải nỗ lực”. Cũng phải hoài nghi đối với những gì các triết gia phát biểu, bởi vì theo Hippocrates,
thì người ta có thể học hỏi nhiều điều về tự nhiên bằng cách nghiên cứu vào chính y học hơn là chỉ có
một mình triết học.

Người thầy thuốc chân chính hiểu rằng bệnh là một tiến trình tự nhiên, chứ không phải do ma ám, do các
tác nhân siêu nhiên hoặc do quỷ thần quở phạt. Bệnh chỉ có thể coi như là một sự quở phạt trong chừng
mực là con người bị phạt khi làm phật lòng tự nhiên qua các hành vi sai trái. Vì vậy, để chăm sóc người
bệnh, thầy thuốc phải hiểu rõ thể chất của họ và xác định cách thức mà sức khỏe có liên quan tới đồ ăn,
thức uống và lối sống. Về bản chất mà nói, thì khoa dinh dưỡng là nền tảng của nghệ thuật chữa bệnh.
Theo Hippocrates, thì con người không thể tiêu thụ các thực phẩm thô như các động vật khác, vì thế,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.