LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 218

- Trung với vua không đủ để làm cho vua được yên mà đủ để làm nguy cho
bản thân mình; giữ nghĩa không đủ để làm lợi cho người mà đủ làm hại cho
đời sống của mình. Sự an ổn của người trên không nhờ đức trung (của
người dưới), vậy nên bỏ tiếng trung đi; sự lợi ích của người khác không do
ta giữ nghĩa, vậy nên bỏ tiếng nghĩa đi. Vua tôi đều được yên ổn, người và
ta đều được lợi, đó là đạo của cổ nhân

[8]

.


TA CHỊU HẬU QUẢ HÀNH ĐỘNG CỦA TA

VII.22

(Dương Chu viết: Lợi xuất giả thực cập

[9]

)


Dương Chu nói:

- Làm điều lợi cho người thì được hậu quả tốt; làm điều oán cho người thì
sẽ hại tới thân. Phát ở ta mà ứng ra ngoài, đó là tình đời (lẽ thường). Cho
nên người hiền minh thì thận trọng về hành động của mình.

MẤT CỪU

VIII.23

(Dương tử chi lân vong dương

[10]

)

Người láng giềng của Dương tử mất cừu, đã sai tất cả người trong nhà đi
tìm, lại xin Dương tử cho trẻ tìm hộ nữa. Dương Chu hỏi :

- Ôi! Mất có một con cừu, sao mà cần nhiều người thế?

Người kia đáp:

- Vì đường có nhiều ngã rẽ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.