LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 216


- Con người bản chất giống trời đất, có đức tính của ngũ hành

[2]

, là loài

tối linh trong vạn vật, nhưng móng tay và răng không đủ để tự vệ, da thịt
không đủ để kháng cự; chạy không đủ mau để trốn nguy; lại không đủ lông
để che nắng tránh lạnh. Phải nhờ cậy ngoại vật để tự nuôi sống, nhưng
dùng mưu trí chứ không ỷ vào sức mạnh được

[3]

. Cho nên trí khôn quí ở

chỗ nó bảo tồn được thân ta; mà sức mạnh đáng khinh ở chỗ nó tàn bạo với
sinh vật khác.

Thân ta không phải của ta, nhưng đã sinh ra rồi thì không thể không bảo
toàn nó được . Các sinh vật khác không phải là của ta, nhưng đã có chúng
rồi thì không được diệt trừ nó đi

[4]

.


Đời sống tuỳ thuộc thân ta, mà thức ăn của ta tuỳ thuộc vạn vật. Tuy bảo
toàn được thân ta, nhưng không làm chủ hoàn toàn được nó; tuy không diệt
trừ các sinh vật khác, nhưng không thể làm chủ hoàn toàn chúng được.
Làm chủ vạn vật và làm chủ thân ta, tự ý muốn làm gì cho thân mình và
cho vạn vật cũng được, hoạ may bậc thánh nhân mới được vậy. Coi thân
mình là vạn vật, coi vạn vật là thân mình, thì chỉ bậc chí nhân mới được
vậy. Đó là tột bực của sự hoàn thiện.

[5]


TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC AN NHÀN

VII

.

19

(

Dương Chu viết: Sinh dân chi bất đắc hưu tức)


Dương Chu nói:

- Con người sở dĩ không được nghỉ ngơi (an nhàn) là vì bốn nguyên nhân:
ham sống lâu, ham danh, ham vị và ham tiền. Vì ham bốn cái đó nên sợ
quỉ, sợ người, sợ kẻ có quyền, sợ hình phạt. Hạng người đó gọi là “trốn” (tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.