danh.
Người con giữa đáp:
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải huỷ cái thân con để thành danh.
Người con thứ ba đáp:
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải giữ cho vẹn cả cái thân lẫn cái danh của
con.
Ý kiến của ba người đó trái ngược nhau mà họ đều học chung một thầy nho
cả, vậy biết ai phải ai trái?
Dương tử đáp:
- Xưa có một người sống ở bờ sông, quen với nước, can đảm bơi lội, chở
đò cho người qua sông, kiếm tiền nuôi được trăm miệng ăn. Nhiều người
đem lương thực lại xin học, nhưng có tới một nửa chết đuối. Họ học lội chứ
không học chết đuối, mà hại như vậy; theo anh thì ai phải ai trái?
Tâm Đô tử làm thinh bước ra. Mạnh Tôn Dương trách:
- Anh hỏi gì mà quanh co vậy? Và thầy trả lời làm sao mà khó hiểu thế?
Tôi càng thêm hoang mang.
Tâm Đô tử đáp:
- Vì con đường lớn nhiều ngã rẽ cho nên không tìm được cừu. Vì có nhiều
ý kiến, cho nên hại cho người học đạo. Sự học, gốc thì như nhau, là một,
mà ngọn thì khác nhau. Cho nên chỉ người nào biết quay về chỗ đồng nhất
mới khỏi bị hại. Anh làm môn đệ của thầy từ lâu, tập đạo của thầy mà