LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 51

Hoài Nam tử viết: “Học thuyết của Dương Chu là bảo toàn sinh mệnh và
thiên chân của mình”.

Nhưng không có bộ nào cho biết gì hơn về Dương Chu. Duy có thiên VII
tức thiên Dương Chu trong Liệt tử là nói rõ hành vi cùng tư tưởng của
Dương. Ngoài thiên đó ra còn tám bài khác trong các thiên Hoàng Đế, Lực
mệnh, Thuyết phù
cũng nhắc tới Dương Chu. Vì vậy mà Liệt tử ngoài cái
giá trị tài liệu về Liệt Ngự Khấu, còn có một giá trị rất lớn là bộ sách duy
nhất cho ta hiểu về Dương Chu.

Một điểm này rất đặc biệt nữa là trong Liệt tử, bảy chương kia không nhất
trí (chúng tôi sẽ xét thêm trong tiết sau), duy có thiên Dương Chu là rất
nhất trí, gồm 20 bài thì mười bảy bài viết về Dương Chu. Tại sao vậy? Tại
sao người nào đó viết riêng về Dương Chu, rồi đời sau gom vào bộ Liệt tử
chăng? Gom cho khỏi mất. Hay vì thấy tư tưởng của Dương Chu có điểm
hợp với tư tưởng của Liệt? Hay chỉ vì thói cẩu thả?

*

Về niên đại của Dương Chu, có thuyết cho rằng ông là môn đệ của Lão tử.
Có lẽ người ta đã căn cứ vào bài II.15 kể chuyện Dương Chu một lần đi
xuống phía Nam, gặp Lão Đam ở nước Lương, bị Lão Đam mắng là có vẻ
tự mãn, khoa trương quá, “không thể dạy được”. Nhưng bài đó khó tin
được vì Dương Chu tự hạ quá: tụt dép ở ngoài cửa phòng, quỳ mà lết lại
gần Lão tử để xin được dạy bảo.

Vả lại bài đó trái ngược hẳn với bài II.16; trong bài này Dương tử rất nhũn,
khuyên đệ tử: “Các con nên nhớ, hành động như bậc hiền nhân thì tới đâu
mà chẳng được người ta quí”.

Vậy bài II.15 (có lẽ cả bài II.16 nữa) chỉ nên coi là một ngụ ngôn khuyên
chúng ta đức nhũn thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.