Bài VII.13 kể Dương Chu yết kiến vua nước Lương, theo Hồ Thích cũng
không đáng tin vì “trễ quá, đại khái Dương Chu không thể thấy Lương
xưng vương được”
Bài VII.10 có thể tin được vì diễn chủ thuyết của Dương: nhổ một sợi lông
trên mình để cứu đời cũng không chịu. Trong bài đó, người đối thoại với
Dương Chu là Cầm tử. một môn sinh của Mặc tử. Lại căn cứ vào lời Mạnh
tử bảo ở thời ông thiên hạ không theo họ Mặc thì theo họ Dương, chúng ta
chỉ có thể đoán rằng Dương tử sống sau Mặc tử và trước Mạnh tử; Hồ
Thích cho vào khoảng từ -440 và -360, cũng hợp với Vũ Đồng: -440 -380.
Chúng ta không được biết gì về đời sống của Dương Chu ngoài những điều
này: ông là một ẩn sĩ, không hề ra làm quan mà dạy học, tính tình điềm
đạn, không tranh luận với ai, khoáng đạt mà cũng hiền từ,
Hạng ẩn sĩ như ông thời nào cũng có, nhất là thời loạn lại càng nhiều.
Trong Luận ngữ đã chép bốn năm truyện về hạng người lánh đời, không
màng thế sự, như chuyện người cuồng nước Sở là Tiệp Dư khuyên Khổng
tử thôi đừng lo việc chính trị nữa, truyện Kiệt Nịch bảo Tử Lộ đừng tính
chuyện cải tạo xã hội nữa; truyện Tử Lộ gặp một ông già bừa cỏ, hỏi có gặp
“thầy tôi” không, ông già đáp: “Bọn các anh tay chân chẳng làm gì cả, năm
giống lúa không phân biệt được, ta biết thầy các anh là ai?”.
Trong Liệt tử cũng có vài truyện như vậy, như bài I.5, I.6 mà nhân vật cũng
là Khổng tử, Tử Cống với những ông lão nhà quê, có lẽ do người đời sau
phỏng theo Luận ngữ. Cứ theo bài IV.11 thì thời Đặng Tích và Tử Sản (thế
kỉ -IV)
ở nước Trịnh, đã có một nhóm người ẩn dật họp nhau sống tại
một miền gọi là Phổ Trạch, dạy bảo nhau, đoàn kết nhau.
Dương Chu thuộc hạng người “mai danh” đó, cho nên sách vở ít chép về