LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 54

- “Đời đâu có thể cứu được bằng một sợi lông”.

Cầm tử lại hỏi nữa:

- “Cho rằng cứu được đi, thì ông chịu không”?

Thấy Cẩm tử chậm hiểu, ông không đáp nữa.

Ông cho rằng sinh vật nào cũng có bản năng tự tồn; cứ theo bản năng của
mình và không ngăn bản năng của người khác, vật khác thì mọi vật được
thuận thiên tính mà phát triển, không xảy ra chuyện gì rắc rối. Nhưng từ
một thời nào đó, con người phải tập hợp, quần cư thành một đoàn thể để
đối phó với thiên nhiên, với thú dữ, với kẻ thù... do đó mà ngoài việc tự bảo
tồn mình, còn phải bảo tồn đoàn thể (gia tộc, bộ lạc, quốc gia...), và loài
người phải đề cao những đức hợp quần, hi sinh cho gia đình, cho vua chúa,
cho tổ quốc... Đó là nguồn gốc của loạn; cá nhân mất tự do, bị đoàn thể,
nhà cầm quyền chi phối, mà đoàn thể này can thiệp vào đoàn thể khác, gây
ra chiến tranh, mà cái quí nhất của con người là sinh mệnh hoá ra bị coi rẻ
nhất.

Nhân loại đã tới tình trạng đó rồi, không còn cứu vãn được nữa, trung với
nghĩa đều vô dụng:

“Trung với vua không đủ làm cho vua yên mà đủ làm nguy cho bản thân
mình, giữ nghĩa không đủ để làm lợi cho người mà đủ làm hại cho đời sống
của mình. Sự an ổn của người trên không nhờ đức trung (của người dưới),
vậy nên bỏ tiếng trung đi; ích lợi của người khác không do ta giữ nghĩa,
vậy nên bỏ tiếng nghĩa đi”. (Bài VII.19 ).

Không chịu nhổ một sợi lông của mình để cứu đời là vì hai lí do: 1. phải
quí thân mình, mọi người quí thân mình thì xã hội sẽ trị; 2. xã hội đã tới
cảnh hỗn loạn như đời Chiến Quốc, dẫu hi sinh tính mệnh thì cũng không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.