LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 56

Bậc thánh nhân ở đây tức là bậc đại trí, biết sử dụng vạn vật để tự nuôi
mình, bảo toàn thân mình. Bậc đó còn thấp hơn bậc chí nhân:

“Coi thân mình là vạn vật, coi vạn vật là thân mình thì chỉ bậc chí nhân mới
được vậy. Đó là tột bực của sự hoàn thiện”.

Thực là một lời nhân từ, có thể đã ảnh hưởng tới thuyết “hoà đồng với vạn
vật” của Liệt tử và thuyết “tề vật” của Trang tử. Hàn Phi trong thiên Hiển
học
bảo Dương tử là kẻ sĩ “khinh vật”: lời phê phán đó sai. Dương tử chỉ
không muốn làm lợi cho vật thôi, chứ không khinh vật, ông quí sinh mệnh
của ông thì cũng quí sinh mệnh của vạn vật, bất đắc dĩ phải nhờ vạn vật
nuôi sống mình, chứ vẫn coi sự dùng sức mạnh để đàn áp, tàn hại các loài
vật là đê tiện.

*

Quí sinh thì tất phải nghĩ tới việc dưỡng sinh, nhưng dưỡng sinh không có
nghĩa là cầu bất tử:

“Mạnh Tôn Dương hỏi Dương tử:

- Có người quí đời sống và yêu thân mình mà mong được bất tử, được
không?

Dương tử đáp:

- Không có cái lẽ bất tử được.

- Thế thì mong kéo dài thêm đời sống, được không?

- Không có cái lẽ kéo dài thêm đời sống được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.