Tinh thần thuộc về trời, hài cốt thuộc về đất; thuộc về trời thì trong mà tán,
thuộc về đất thì đục mà tụ. Khi tinh thần lìa thể xác rồi thì mỗi cái đều trở
về nguồn gốc riêng của mình, cho nên gọi là “quỉ”. “Quỉ (ma quỉ) tức là
“qui”
Hoàng Đế bảo: “Tinh thần về nhà cửa của nó rồi, hài cốt về cội nguồn của
nó rồi, thì làm sao ta còn tồn tại được nữa? ”.
Con người từ lúc sanh tới lúc chết, trải qua bốn sự biến hoá lớn: tuổi thơ,
tráng niên, già rồi chết. Trong tuổi thơ, khí và chí chuyên nhất, thực là hoà
hợp, cho nên ngoại vật không làm thương tổn được, mà các đức
thật đầy
đủ; tới tráng niên, khí huyết tràn trề, dục vọng và tư lự phát lên mạnh, bị
ngoại vật tấn công, cho nên đức suy; tới tuổi già, dục vọng và tư lự giảm đi,
muốn nghỉ ngơi, không cạnh tranh nữa nên ngoại vật không tranh thắng với
mình; tuy không được như tuổi thơ, nhưng cũng khác tráng niên rồi. Tới
lúc chết thì là nghỉ ngơi, trở về lúc đầu
.
VUI SỐNG
I.5
(Khổng tử du ư Thái Sơn)
Khổng tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp Vinh Khải Kì bận cái áo lông bằng da
hươu, quấn dây lưng bằng thừng, vừa gảy đàn cầm vừa hát, lang thang trên
cánh đồng Choanh
.
Khổng Tử hỏi: Cụ có cái gì mà vui vậy?
Đáp: Ta có nhiều cái vui lắm. Trời sinh ra muôn loài, chỉ có người là quí,
mà ta được làm người, đó là một cái vui. Đàn ông so với đàn bà, đàn ông