Vài lời thưa trước
Đọc bộ Đại cương triết học Trung Quốc (ĐCTHTQ)
Chi và Nguyễn Hiến Lê viết vào khoảng 1962-63, chúng ta có thể biết được
khá nhiều về đời sống và triết thuyết của Dương tử (tức Dương Chu) và vị
triết gia này được hai cụ sắp vào trong nhóm các triết gia lớn thời Tiên Tần
như Khổng Tử, Lão tử, Mạnh tử, Trang tử, Mặc tử….; còn Liệt tử (tức Liệt
Ngự Khấu) thì khác: trong phần tiểu sử, hai cụ chỉ ghi tóm tắt trong như
sau:
“Liệt Ngự Khấu, sinh khoảng năm 430 (Khảo Vương) mất khoảng 349
(Hiển Vương).
Dương Chu, Quan Doãn, Lão Đam, Liệt Ngụ Khấu đồng thời với nhau mà
không có tình thầy trò gì với nhau cả”. (ĐCTHTQ, trang 882).
Tại sao địa vị của Liệt tử, và cả bộ Liệt tử nữa, lại mờ nhạt như vậy? Một
trong những lí do đó là: “Bộ Liệt tử, chưa biết rõ tác giả là ai. Theo các
học giả gần đây thì có lẽ là do người đời Nguỵ, Tấn viết rồi mạo danh là
Liệt Ngự Khấu, một triết gia đời Xuân Thu”. (ĐCTHTQ, tr. 766).
Khoảng 10 năm sau, trong bộ Liệt tử và Dương tử
Nguyễn Hiến Lê cũng không tin là do Liệt tử viết, nhưng cụ bảo:
“Tuy nhiên, nếu chúng ta đọc kỹ tác phẩm, bỏ qua một bên những bài mâu
thuẫn với tư tưởng chính trong bộ, và những bài trùng với những bộ khác,
thì ta thấy bộ Liệt tử có hai phần chính:
- Một phần gồm những bài tản mác trong các thiên Thiên thuỵ, Hoàng Đế,
Thang vấn, Lực mệnh… diễn những tư tưởng có ít nhiều hệ thống mà ta có