LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 11

phải do Liệt tử viết như tôi đã nói ở trên. Trong phần Vũ trụ luận, tuy bộ
Liệt tử được trích vài câu, nhưng hai cụ cũng không bảo là lời của Liệt tử.
Ví dụ như: “Sách Liệt tử cũng nói: Cái không từ đâu sinh ra cả thì thường
sinh ra cái khác… Cho nên cái sinh ra vật, chính nó không từ đâu sinh ra
cả (bất sinh giả thường sinh sinh… Cố sinh vật giả bất sinh)”.
(ĐCTHTQ,
tr. 181). Câu đó trích trong thiên Thiên thuỵ. Câu sau đây cũng trích trong
thiên Thiên thuỵ và hai cụ cũng dè dặt ghi là “trong sách Liệt tử”: “Cái
không biến hoá có thể làm cho tất cả cái khác biến hoá… Cái làm cho vạn
vật biến hoá, chính nó không biến hoá” (Bất hoá giả năng hoá hoá… Hoá
vật giả bất hoá).
(ĐCTHTQ, tr. 182).

Tuy cụ Nguyễn Hiến Lê chỉ lựa những bài “có thể tạm tin là tư tưởng của
Liệt tử”
, nhưng cụ đã khéo sắp xếp lại cho sáng sủa hơn, và nhất là trong
bộ LT&DT có nhiều truyện “lí thú, nên đọc”, như lời cụ tự nhận định về bộ
này trong Hồi kí:

“Bộ Liệt tử chữ Hán không có tính cách nhất trí, nội dung rất tạp, chép cả
về Dương tử, Khổng tử, Lão tử, Quan Doãn, Quản Trọng, Án tử…; lại thêm
có nhiều bài mâu thuẫn, nhiều bài trùng với các tác phẩm khác; rõ ràng
cuốn đó của người đời sau viết mà chỉ một số là môn đệ của Liệt tử thôi.


Tôi đọc kỹ, loại bỏ những bài nguỵ tác, chỉ lựa những bài diễn những tư
tưởng có ít nhiều hệ thống, có thể
tạm tin là tư tưởng của Liệt tử, và chắc
chắn của Dương tử rồi chia làm hai phần: Liệt tử và Dương tử.


Riêng phần Liệt tử tôi lại chia thành 6 chương có nội dung nhất trí, việc mà
trước chưa ai làm. Nhờ vậy bản của tôi không luộm thuộm như bản chữ
Hán, sáng sủa hơn, có ý nghĩa hơn. Cuốn đó có nhiều truyện (huyền thoại,
cố sự, ngụ ngôn) lý thú, nên đọc”.
(HK, tr. 453).

Bộ Liệt tử chữ Hán gồm 8 chương:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.