LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 13

chữ”. Để tiện tham khảo, tôi sẽ chép đoạn dịch lại đó vào phần Phụ lục
(sách không có phần này). Trái lại, có ít nhất là ba bài cụ không dịch trong
LT&DT: II.4, II.20, II.5, nhưng lại được cụ dịch trong TT&NHK: Đạt sinh
2
, Đạt sinh 8, Điền Tử Phương 9. Ba bài này tôi cũng chép vào Phụ lục.

Về việc dịch lại, chúng ta còn thấy, ví dụ như trong phần Một, chương III,
lời của Khổng tử được cụ trích dẫn để so sánh phép tu luyện gồm bốn giai
đoạn của Liệt tử với phép tu luyện gồm năm giai đoạn của Khổng tử, cũng
được cụ dịch lại trong cuốn Luận ngữ (chương Vi chính). Sự khác biệt rõ
nét nhất ở câu: lục thập nhi nhĩ thuận

六十而耳順.Trong LT&DT này, cụ

dịch là: “sáu mươi tuổi thì lời nào lọt vào tai là ta hiểu ngay”; còn trong
Luận ngữ, cụ dịch là: “sáu mươi đã biết theo mệnh trời (chữ nhĩ ở đây
không có nghĩa là tai, mà có nghĩa là dĩ = đã)”.
Lời của Khổng tử tuy sau
này được cụ dịch lại, nhưng vì lời đó, cụ chỉ dùng để so sánh các giai đoạn
tu dưỡng của Liệt tử và Khổng tử, nên không ảnh hưởng gì đến nhận định
của cụ về tư tưởng của Liệt tử. Tương tự như vậy, bài II.14 tuy cũng được
dịch lại, cũng không ảnh hưởng đến cái ý của câu: “Hình như Liệt tử không
lãnh một chức vụ gì cả, có lần qua nước Vệ vì ở Trịnh đói kém, một lần
khác qua Tề nửa đường trở về (bài II.14), vì ngại vua Tề sẽ giao phó trọng
trách cho, ông ta phải gắng sức mà không được an nhàn”.


Tôi không biết trong bộ LT&DT này có câu nào, bài nào được dịch lại
trong các tác phẩm cụ mà viết sau bộ này như Trang tử, Hàn Phi, Tuân tử,
Mặc học, Lão tử, Luận ngữ, Khổng tử, Kinh Dịch,
thực sự ảnh hưởng sự
nhận định của cụ về tư tưởng của Liệt tử hay không, nhưng dù có ảnh
hưởng ít nhiều đi nữa thì đến khi viết bộ Hồi kí, xét về tư tưởng chính trị,
địa vị của Liệt tử vẫn được cụ tiếp tục đặt lên hàng các triết gia tiêu biểu
của thời Tiên Tần, cụ thể là được kể tên trong phái vô vi cùng với Lão tử,
Trang tử và Dương tử. Tuy nhiên, sau bộ Hồi kí, đến bộ Sử Trung Quốc,
cũng xét về tư tưởng chính trị, thì trong phái vô vi cụ chỉ kể đến Lão tử,
Trang tử và Dương tử, còn Liệt tử đã không được cụ nhắc đến. Có lẽ cụ cho
rằng tư tưởng chính trị của Liệt tử không có gì đặc sắc, gần giống như tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.