tưởng của Trang tử và Dương tử ở điểm “không cần trị dân” mà lại không
được diễn rõ ràng như Trang tử và Dương tử nên cụ đã không nêu Liệt tử
ra. Tuy nhiên, vì trong Sử Trung Quốc, cụ không xét đến các quan điểm về
vũ trụ, tri thức và nhân sinh của các triết gia thời Tiên Tần nên ta không thể
dựa vào đó mà bảo rằng cụ không còn bảo lưu ý kiến cho rằng “Liệt tử vẫn
xứng đáng đứng dưới Lão, Trang, trên nhiều triết gia khác thời đó, và
ngang hàng với Dương tử”.
Nhưng dù thế nào đi nữa thì LT&DT vẫn là một tác phẩm “nên đọc” vì
trong đó có nhiều truyện “rất lí thú”, “thỉnh thoảng được trích dẫn trong
các sách, báo, đặc biệt là trong bộ Cổ học tinh hoa
(CHTH) của Nguyễn
Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, như truyện Bệnh quên, Mất dê, Người kiếm
củi được con hươu, Lo trời đổ, Ngu Công dọn núi…, những truyện ai cũng
phải nhận là những ngụ ngôn quí nhất của nhân loại”. Có khá nhiều bài
mà nhan đề trong CHTH và nhan đề của bài tương ứng trong LT&DT
không giống nhau, ví dụ bài Bệnh quên và bài Mất dê trong CHTH chính là
bài Quên hết lại sướng và bài Mất cừu trong LT&DT.
Bài Mất cừu, khởi đầu bằng mấy chữ Dương tử chi lân vong dương
楊子之
鄰人亡羊, là bài VIII.23, tức là bài 23 của thiên VIII: thiên Thuyết phù 說
符; nhưng theo bản Liệt tử chữ Hán do bác Vvn chia sẻ trên trang
http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=29628
,
, tạm gọi là bản Vvn, thì bài (không có nhan đề, ta cũng có thể gọi là đoạn)
bắt đầu bằng mấy chữ đó lại là bài 25 (tạm gọi là bài Thuyết phù 25).
Theo cụ Nguyễn Hiến Lê thì bản gốc do Trương Trầm sưu tập chỉ chia
thành tám chương, mỗi chương chẳng những không được chia thành bài mà
in cũng không xuống dòng. Từ bản không được chia ra thành bài đó, mỗi
nhà tự chia lấy, do vậy mà có chỗ không giống nhau. Ví dụ như thiên
Thuyết phù, số bài trong bản của cụ Nguyễn Hiến Lê (bản NHL) ít hơn so