với số bài trong bản Vvn, vìbài VIII.1 trong bản NHL gồm hai bài 1 và 2
trong bản Vvn, bài VIII.17 gồm hai bài 18 và 19, do vậy mà bài VIII. 23
trùng với bài Thuyết phù 25 như tôi nói ở trên. Cũng có vài trường hợp
ngược lại như bài Dương Chu 17. Bài này cụ Nguyễn Hiến Lê chia ra thành
ba bài:
- Bài VII.18: Loài mọt của trời đất (bắt đầu bằng mấy chữ: Dương Chu
viết: Phong ốc, mĩ phục).
- Bài VII.19: Bỏ trung nghĩa đi (Trung bất túc dĩ an dân).
- Bài VII.20: Lợi và hại của danh (Dục tử viết: Khứ danh giả vô ưu).
Hai bài VII.18 và VII.19chép lời của Dương tử nên cụ Nguyễn Hiến Lê sắp
hai bài đó vào phần III: Dương tử; còn bài VII.20 tuy cũng thuộc thiên
Dương tử, nhưng vì ghi lời của Dục tử chứ không phải lời của Dương tử
nên cụ sắp vài phần II: Liệt tử. Tuy sắp vào phần II: Liệt tử, nhưng khi xét
về triết thuyết của Liệt tử, cụ Nguyễn Hiến Lê không nhắc đến bài luận về
chữ danh này.
Trong 8 thiên, chỉ có mỗi thiên II: Hoàng Đế là cả hai bản đều chia thành
21 bài. Thiên này, trong LT&DT cụ Nguyễn Hiến Lê tuyển dịch 13 bài,
trong Phụ lục tôi chép thêm 3 bài nữa như đã nói ở trên, như vậy thiên II
chỉ còn 5 chưa dịch: II.8, II.11, II.13, II.17, II.18.
Trong quá trình gõ tác phẩm này, có lúc tôi chép theo bản của nhà Lá Bối,
chắc là in năm 1972 (tôi dùng bản scan đăng trên
bản scan này thiếu một số trang), có lúc tôi chép theo bản của nhà Văn hoá
Thông tin - năm 2002. Nếu bản này có chỗ nào ngờ sai thì tôi đối chiếu bản
kia để, nếu sai, tôi sẽ châm chước sửa lại, mà hầu hết các chỗ sửa lỗi đó tôi
không chú thích.