LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 12

I. Thiên thuỵ

天瑞

II. Hoàng Đế

黃帝

III. Chu Mục vương

周穆王

IV. Trọng Ni

仲尼

V. Thang vấn

湯問

VI. Lực mệnh

力命

VI. Dương Chu

楊朱

VIII. Thuyết phù

說符


Mỗi thiên, cụ Nguyễn Hiến Lê chia ra làm nhiều bài, cả bộ gồm trên 140
bài. Trong bộ LT&DT này, cụ lược bỏ khoảng 30 bài mà cụ cho là “không
quan trọng, ít lí thú”,
rồi gom hết các bài nói về Dương tử trong các thiên
II, VI, VII, VII cho vào phần III nhan đề là Dương tử, còn tất cả các bài
khác cụ cho vào phần II nhan đề là Liệt tử. Cụ bảo: “… chúng tôi có ý xét
riêng tư tưởng của Liệt tử và Dương tử cho nên nhan đề bản dịch của
chúng tôi là Liệt tử và Dương tử”
. (Sách gồm 3 phần, phần I có nhan đề là
Giới thiệu gồm 5 tiết, trong đó có đến hai tiết viết về Liệt tử: Nhân vật Liệt
Ngự Khấu, Tư tưởng của Liệt tử, nhưng chỉ có một tiết viết về Dương tử:
Tư tưởng của Dương tử). Tuy nhan đề sách của cụ là Liệt tử và Dương tử,
nhưng nhiều chỗ cụ chỉ gọi tắt là Liệt tử.

Với mỗi bài được tuyển dịch, cụ đều đặt cho một nhan đề và ghi thêm số
thứ tự (cũng là tên gọi tắt của bài). Ví dụ như bài đầu của thiên Thiên thuỵ
được cụ đặt nhan đề là Mẹ của vạn vật, và ghi thêm tên gọi tắt là gọi tắt là
I.1: “Mẹ của vạn vật I.1”. Hai câu trích dẫn trong thiên Thiên thuỵ mà tôi
chép lại ở trên, câu trước trong bài I.1, câu sau trong bài I.2. Cả hai câu đó,
trong bộ LT&DT này đều được cụ Nguyễn Hiến Lê dịch lại. Trong bộ
Trang tử (còn gọi là Nam Hoa kinh) có nhiều bài cũng chép trong Liệt tử,
cho nên hầu hết các bài đã được cụ dịch trong LT&DT rồi thì cụ không
dịch lại mà cũng không chép vào trong bộ Trang tử và Nam Hoa kinh
(TT&NHK); riêng bài Liệt Ngự Khấu 1, đoạn chép trong bộ Liệt tử, tức
trong bài Đừng làm cho người ta biết mình (II.14), cụ dịch lại “để sửa vài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.